Ăn Lựu lợi gì?

Thứ Sáu, 30/12/2011 02:54

7,855 xem

0 Bình luận

(0)

1036

Lựu cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, là trái cây chứa nhiều chất chống ôxy hóa mạnh mẽ còn hơn cả trà xanh, rượu vang đỏ và nhiều loại hoa quả khác.

1. Lựu có chất chống oxy hóa nhiều hơn trà xanh và rượu vang đỏ


Theo những nghiên cứu thì trái lựu có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhiều gấp từ 3-7 lần giá trị chất chống oxy hóa ở trà xanh.

Điều này có thể giúp cơ thể sửa chữa thiệt hại từ các tế bào. Lựu cũng chứa nhiều vitamin C- một chất chống oxy hóa, chất xơ, các khoáng chất sắt, kali, canxi, Vitamin A, Vitamin E và acid folic có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, theo những nghiên cứu khác thì trái lựu cũng chứa các chất chống oxy hóa với hợp chất polyphenol, tannin và anthocyanin cao hơn hầu hết các loại nước trái cây khác, ngay cả trong rượu vang đỏ hoặc trà xanh cũng thấp hơn lựu.

Một vài loại quả cũng được coi là có mức độ chất chống oxy hóa như quả việt quất, nam việt quất, cam... cũng không thể bằng lựu.

2. Nước ép lựu làm giảm xơ vữa động mạch


Theo kết quả nghiên cứu đã công bố thì nếu một người uống 2 ly nước ép quả lựu mỗi ngày trong 3 tháng liên tiếp sẽ làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch - một bệnh dễ dẫn đến thành động mạch trở nên xơ cứng và dày lên. Xơ vữa động mạch chiếm 80% tử vong cho một số bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh với lựu hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, đau tim và đột quỵ

Nguyên nhân do lựu có khả năng làm loãng máu, tăng lưu lượng máu đến tim, giảm huyết áp, giảm mảng bám trong động mạch và làm giảm cholesterol xấu trong khi tăng cholesterol tốt bảo vệ cơ thể.

Ngoài ra, lượng đường tự nhiên có trong nước lựu sẽ không làm trầm trọng thêm mức độ đường trong máu của những bệnh nhân tiểu đường.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy nước lựu giúp cải thiện khả năng cương cứng của cậu nhỏ cho 47% những nam giới bị rối loạn cương dương từ nhẹ đến trung bình.

3. Liều thuốc cho các bệnh ung thư


Nghiên cứu mới đây nhất cũng cho thấy lựu có thể có ích trong điều trị các bệnh ung thư nghiêm trọng như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da, viêm xương khớp và bệnh tiểu đường.

Những nghiên cứu khác cũng cho thấy hạt lựu có thể giúp loại bỏ chất béo trong hệ thống tiêu hóa từ đó giúp giảm cân, cho cơ thể thon thả hơn.

4. Trái cây điều trị viêm nhiễm và các rối loạn về da, tiêu hóa

Lựu có chứa nhiều punicalagins, một chống oxy hóa mạnh mẽ. Được biết, khả năng chống oxy hóa có trong trái lựu gấp nhiều lần so với rượu vang đỏ và trà xanh.

Chưa kể tới việc, lựu đã được sử dụng trong y học như một biện pháp tự nhiên và hữu hiệu để điều trị chứng viêm họng, ho, nhiễm trùng tiết niệu đặc biệt là các rối loạn tiêu hóa, rối loạn da, viêm khớp, và thậm chí là liều thuốc tẩy sán dây.

Một số bài thuốc tiêu biểu sau đây có dùng lựu và đã được chứng minh hiệu quả qua điều trị:

- Chữa nổi mày đay, ngứa ngáy do phong thịnh, huyết nhiệt: Vỏ lựu tươi, ké đầu ngựa, bèo cái, bồ công anh, thổ phục linh, hà thủ ô, mỗi loại 12g; xác ve sầu, mã đề, cam thảo đất, mỗi thứ 8g.

Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong 15 phút, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Nếu ngứa ngáy khó ngủ thì có thể gia thêm lạc tiên và lá vông (10 g/món) cùng sắc uống.

- Chữa phỏng lửa hoặc phỏng nước sôi: Vỏ lựu rửa sạch, sấy khô, tán bột mịn, trộn đều với dầu mè thoa lên chỗ phỏng, ngày 3-4 lần. 

- Chữa lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu, a giao, đương quy, mỗi thứ 10 g; hoàng liên, hoàng bá, gừng tươi, mỗi thứ 5 g; cam thảo Bắc 3 g. Sắc 3 nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 4 lần uống trong ngày, uống 7-10 ngày.

- Xổ sán: Vỏ rễ lựu 40 g; đại hoàng, hạt cau già, mỗi thứ  4 g. Làm bột thô sắc 3 lần, cô lại còn 250 ml. Tối hôm trước ăn nhẹ (cháo hoặc sữa), sáng hôm sau chia nước sắc làm 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 30 phút. Khi đi ngoài, nhúng mông vào chậu nước ấm (37°C) để sán ra hết (nhớ bổ sung nước nóng để bảo đảm  nhiệt độ luôn ở khoảng 35°C - 37°C).

- Tẩy giun đũa, giun kim: Vỏ quả lựu 15 g, hạt cau già 10 g. Sắc 3 lần rồi cô lại còn 100 ml, thêm đường vừa ngọt. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.

Chú ý: Chỉ dùng ấm đất hoặc nồi, xoong nhôm, thép không gỉ để sắc thuốc vì lựu có hàm lượng tanin cao. Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc.

Nếu ăn nhiều quả lựu sẽ hại phổi, tổn răng. Khi dùng vỏ quả khô, vỏ thân, vỏ rễ khô thì phải bảo quản nơi khô ráo, không để lâu quá 2 năm. Người thể trạng hư yếu, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng thuốc có lựu.

Tổng hợp, Bảo Thanh
Amthuc365.vn

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading