Bạn đã biết gì về đêm Giao thừa?

Thứ Năm, 12/01/2012 02:23

4,006 xem

0 Bình luận

(0)

1705

Giao thừa có nghĩa là đêm giao tiếp. Giao thừa tức là bỏ qua ngày cuối cùng của năm cũ, đón chào một năm mới đã đến. Ở Trung Quốc, Giao thừa còn gọi là “đêm qua”, “đêm năm mới” “


Ý nghĩa và truyền thuyết về đêm Giao Thừa

Trong dân gian TQ có rất nhiều tập tục về 30 tết. Từ lâu đã có tập tục dọn dẹp nhà cửa trong ngày 30 tết. Mấy ngày trước 30 tết, mọi người quét dọn sách sẽ cả trong nhà lẫn ngoài sân. Đến ngày 30 tết, lại dọn dẹp cho gọn gàng, sạch sẽ hơn, ý muốn gột bỏ những cái nhơ bẩn, chào đón sự mới mẻ. Tập tục là bắt nguồn từ truyền thuyết thời cổ, nghe nói, trong thần thoại cổ xưa nhà vua thời thượng cổ có một người con trai tham ăn, lại lười biếng, bình thường ăn mặc rách rưới, ăn cháo loãng. Có một năm vào đêm 30 tết, hoàng tử vừa đói vừa rét, chết ở góc nhà. Vì vậy, trong ngày 30 tết, mọi người trong khi dọn dẹp nhà cửa; vứt bỏ những quần áo rách, cơm và thức ăn thừa trước khi năm mới đến, với ý lả không để cho đó khổ đến nhà mình.

Sau đêm giao thừa, mọi nhà dán câu đối, treo đèn lồng trước cửa nhà, chào đón bầu không khí của ngày tết. Trong dân gian, đêm giao thừa phải uống một loại nước giải khát gọi là “Đồ tô” làm bằng rượu hoặc bằng nước. Truyền thuyết kể rằng, trong túp lều gọi là “Đồ tô” có một người rất không bình thường, ông chuyên đi hái thuốc trong rừng. Mỗi khi đến ngày 30 tết, ông mang cho từng nhà nước thuốc mà ông tự pha chế, rồi nói với bà con, đến mồng một của năm mới cho mọi người trong gia đình uống, có thể phòng bệnh, trị tà. Ông còn cho bà con biết hết các vị thuốc, thế là bà con gọi loại thuốc này là “Đồ tô”. Vậy “Đồ tô” là thuốc gì? Theo ghi chép của sách dược thời cổ thì loại thuốc này được nấu bằng 7 vị thuốc như Đại Hoàng, quất canh... có tác dụng phòng chống bệnh.

Trong đêm giao thừa, ăn bữa cơm đoàn tụ, hầu như là thói quen truyền thống của mọi gia đình. Ngày hôm đó, những người công tác xa nhà, nếu có thời gian đều về nhà, cả gia đình xum họp ăn bữa cơm đoàn tụ với những món ăn thịnh soạn trong ngày tết.

Ảnh minh họa


Ở miền Nam, bữa cơm này thường có mấy chục món, trong đó nhất định phải có đậu phụ và cá, bởi vì trong tiếng Hán hai từ này đồng âm với “Khá giả” Ở miền Bắc, bữa cơm đoàn tụ thường là ăn sủi cảo, cả gia đình cùng nhau gói, đây là món ăn vỏ bằng bột mỳ hình tròn được cán mỏng rồi gói nhân thịt rất thơm ngon, gói xong, luộc chín cho gia vị , cả gia đình quây quần bên mâm ăn uống vui vẻ. “Sủi cảo” là tượng trưng của sự đoàn tụ

Tối 30 tết, cha mẹ dẫn con cái đi tặng quà, chúc tết cho bạn bè và người thân, gọi là “biếu tuế”; Mời người khác đến nhà mình cùng ăn bữa cơm đoàn tụ, gọi là “Biệt tuế”; Ăn xong cơm mọi người chúc tết lẫn nhau, rồi ai về nhà nấy, gọi là “tản tuế”, các bậc con cháu phải chào ông bà, bố mẹ, ông bà, cha mẹ, căn dặn con cháu, còn mồng tuổi cho những con cháu chưa đi làm, đồng thời chúc tết lẫn nhau, gọi là “Từ tuế”; Lúc này, mọi người không ai muốn đi ngủ, cả gia đình xem ti vi hoặc chơi bài... tận hưởng niềm vui và đầm ấm của gia đình, cho đến khi mở ra một năm mới, gọi là “thủ tuế”.

“Thủ tuế “ là hoạt động phổ biến nhất trong đêm giao thừa. Nhà thơ thời cổ TQ Lục Du trong bài thơ “Thủ tuế”có câu rất hay “Con trẻ cố mà thức, cùng chờ đón giao thừa”. Khi thủ tuế, trẻ nhỏ là vui sướng nhất, những trẻ nhỏ thường ngày bị cha mẹ quản rất chặt, đến lúc này cũng không bị hạn chế, có thể cùng ông bà, cha mẹ vui mừng thủ tuế cho đến sáng, tràn ngập bầu không khí tiễn đưa năm cũ, đón mừng năm mới.

Sưu tầm

Danh mục bài viết Văn hóa ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading