Ăn gì nhiều kali và natri?

Thứ Sáu, 13/01/2012 11:52

25,258 xem

0 Bình luận

(0)

1867

Kali (cùng với Natri) là chất khoáng cần thiết cho cơ thể phát triển, hoạt động của cơ (dẫn truyền xung động thần kinh và co cơ), giúp cân bằng nước và điện giải.

Thực phẩm chứa kali và natri

Gạo lức (gạo toàn phần) là loại thực phẩm giàu Kali
Gạo lức (gạo toàn phần) là loại thực phẩm giàu Kali

Kali đóng vai trò quan trọng trong việc phóng thích năng lượng từ chất đạm, chất béo và tinh bột trong suốt quá trình chuyển hóa. Có bằng chứng rõ ràng là một chế độ ăn cung cấp kali nhiều hơn 4000mg kali một ngày, có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp, loãng xương và sỏi thận.

• Kali là một chất khoáng cần thiết cho dinh dưỡng và sức khỏe. Nhận được lượng tối thiểu không khó nếu chúng ta ăn đa dạng các loại thực phẩm.

• Thiếu hụt kali ít xảy ra nhưng các nguyên nhân dẫn đến là mất nước quá mức do tiêu chảy trầm trọng, kiểm soát kém tiểu đường, năng lượng khẩu phần ăn kém (dưới 800 calo/ngày), nghiện rượu nặng, lao động nặng, sử dụng thuốc lợi tiểu và nhuận tràng.

• Chế độ ăn dư thừa kali trở thành vấn đề nếu có suy giảm chức năng thận đi kèm.

• Cố gắng bảo đảm hàm lượng natri và kali trong khẩu phần cân bằng.

• Nên ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít thức ăn chế biến sẵn.

• Quá trình chế biến làm thất thoát kali đáng kể. Để hạn chế hao hụt: nấu thức ăn với lượng nước tối thiểu và trong thời gian ngắn nhất.

Kali (giống như Natri) mang diện tích dương, nó là chất cân bằng của Natri và đóng vai trò căn bản trong quá trình phân phối nước của cơ thể, tạo ra cân bằng toan kiềm. Kali được mang vào từ thức ăn thay đổi trong khoảng 2-6 ngày. Nguồn thực phẩm thông thường cung cấp Kali là bột đậu nành, trái cây khô, hạt có dầu, rau tươi, cá hồi, gan, chuối, gạo toàn phần… Phần lớn các thực phẩm giàu Kali sẽ nghèo Natri.

Khi nói về Natri, người ta thường nghĩ đến muối và trên thực tế nguồn cung cấp Natri thường xuyên chính là muối. Natri có vai trò tạo nên áp lực thẩm thấu và pH máu do chịu trách nhiệm phân phối nước giữa môi trường bên ngoài và tế bào trong cơ thể.

Nguồn cung cấp Natri: các loại thực phẩm, vì không loại thức ăn nào không có muối. Do đó tốt hơn cả là nên tìm loại thực phẩm chứa ít muối (dừa là loại chứa ít muối nhất). Nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp Natri bao gồm: sò, thực phẩm tươi sống, trứng, cá, thịt, sữa, fromatge tươi.

Cần lưu ý quá nhiều muối (Natri) sẽ gây ra 2 nhóm bệnh:

- Những bệnh mà muối làm tăng dịch ngoài bao, phù tòan bộ như suy tim, bệnh thận, xơ gan…

- Khởi phát bệnh cao huyết áp và có khả năng làm cho bệnh nặng thêm.

Sưu tầm

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading