Ngày Tết quê em: Mổ lợn chung thịt

Thứ Bảy, 21/01/2012 02:24

2,744 xem

0 Bình luận

(0)

1210

Ba tôi gọi điện gọi cho chúng tôi cố gắng về kịp sáng ngày 27, để con cháu quây quần tập trung, mổ heo đón tết.

Các cụ xưa có câu: "Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết". Dù giàu hay nghèo, nhất định không có gia đình nào thiếu thịt lợn ăn vào ngày Tết. Người ta thường mổ lợn khoảng thời gian từ 27 đến 30 tháng chạp.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo khó. Cái nghèo đã đeo đẳng tuổi thơ tôi. Ba trăm sáu mười năm ngày trong năm, tôi mong nhất là ngày Tết. Chỉ có ngày Tết tôi mơi được ăn thoải mái thịt lợn. Tôi còn nhớ cứ vào khoảng hai ba tháng chạp, sau khi tiễn ông Táo lên chầu trời, mẹ tôi lại dáo dác đi hỏi bà con trong xóm để bàn tính chuyện đụng lợn ăn tết. Các chú, các bác ngồi tính xem nhà nào có con lợn chừng dăm sáu chục cân thì mổ xẻ, chia bốn, chia năm tùy theo mỗi gia đình. Ai có tiền thì trả ngay, ai không có tiền thì chủ nhà có lợn sẵn sàng cho nợ đến mùa lúa sẽ trả. Dù giàu hay nghèo, nhất định không có gia đình nào thiếu thịt lợn ăn vào ngày Tết. Bọn trẻ chúng tôi ngồi nhìn người lớn bàn tính, trong lòng đứa nào cũng háo hức nghĩ tới cảnh theo chân ngưòi lớn đi lấy thịt lợn về nhà làm đồ cúng tất niên.

Người ta thường mổ lợn khoảng thời gian từ 27 đến 30 tết. Trước khi mang lợn ra mổ, chủ nhà bỏ đói lợn từ hôm trước, không cho ăn cám mà chỉ cho uống thật nhiều nước bởi các cụ xưa cho rằng lợn trước khi mổ uống nhiều nước sẽ cho nhiều tiết. Mỗi người một chân một tay, người ta khiêng con lợn ra thềm giếng, xối nước rửa thật sạch. Nội tôi nói làm như vậy để hóa kiếp cho nó, kiếp sau nếu được làm lợn thì nó sẽ mau lớn hơn. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, hai thanh niên cường tráng sẽ khiêng con lợn lên một bậc thềm cao, ở dưói đã bỏ sẵn một thau nước muối cho tiết không bị đông. Chỉ cần một nhát dao đúng mạch máu, tiết sẽ phun ra. Việc mổ lợn không phải ai cũng làm được, phải là người có sức khỏe và cả kinh nghiệm nữa. Việc sẻ thịt lợn lại càng phải cẩn thận hơn. Làm thế nào để mỗi phần thịt chia ra đều có đủ mông, vai, sường, mông và lòng.

Gia chủ có lợn đem ra mổ Tết thường tự nguyện nấu một nồi cháo to. Sau khi mọi người nhận xong phần thịt của nhà mình sẽ ngồi lại cùng nhau ăn những bát cháo lòng ấm nóng, cùng nói chuyện năm cũ và năm mới.

Bây giờ những ngày gần tết, các chợ tràn ngập thịt lợn. Ở thành phố, chỉ cần ít phút ra chợ là có thể mua sắm cho gia đình một cái tết đầy đủ với các loại thịt ngon… Nhưng tôi không biết làm thế nào để các con tôi cảm nhận được niềm hân hoan, hạnh phúc của ngày cuối năm khi ngồi quây quần ăn bát cháo lòng của bà con chòm xóm?

Sưu tầm

Danh mục bài viết Món ngon Thanh Hóa

Đang tải dữ liệu loading