Ngày mùng 3 Tết ăn gì?

Thứ Ba, 24/01/2012 09:31

2,241 xem

0 Bình luận

(0)

3482

Thực đơn ăn uống, lịch trình sinh hoạt của bạn vào ngày tết đã không còn theo khuôn khổ như ngày thường. Có thể 2 ngày qua dạ dày của bạn đã phải hoạt động liên tục. Vậy mùng 3 hãy cân bằng lại tất cả với thực đơn ăn uống mà ẩm thực365 giới thiệu nhé

Có thể đã 2 ngày tết trôi qua nhưng bạn chưa có hạt cơm nào trong bụng đúng không? Không chỉ riêng mình bạn mà hầu như mọi người ai cũng vậy, ăn uống sinh hoạt đã không theo ngày thường. Nào đã là mùng 3 rồi, vậy thì sao không để dạ dày hoạt động lại bình thường nào. Một bữa cơm nóng với vài món rau luộc sẽ là một lựa chọn tuyệt vời đấy.

1. Cơm tấm sườn nướng

Đĩa cơm tấm dẻo thơm với miếng sườn nướng khéo vàng đều hai mặt có mùi vị thật đậm đà quyến rũ. Bạn thử trổ tài để đãi cả nhà nhé.

Nguyên liệu: 500 g sườn cốt lết, 1/2 lon tấm ngon, 2 thìa súp mỡ nước, 2 thìa súp mỡ hành, 2 thìa súp đường, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hành tỏi băm, một ít tiêu, tỏi, ớt, làm nước mắm.

Cách làm:

Tấm vo sạch, cho vào nồi canh nước vừa phải, nấu chín trên bếp củi. Sườn rửa sạch, cắt mỏng khoảng 1,5 cm, ướp mỡ nước, muối, đường, bột ngọt, hành tỏi băm, tiêu, trộn đều hỗn hợp, để ít nhất 2 giờ cho thấm gia vị.

Chuẩn bị lò than cháy đỏ đều nhưng không để lửa ngọn, cho thịt lên vỉ nướng. Khi nướng, thỉnh thoảng lại tẩm gia vị vào sườn để sườn không bị khô và thấm đều.

Làm nước mắm: Bắc bếp, cho nước mắm, đường nấu khoảng 10 phút cho sánh lại, nêm nước mắm vừa mặn. Nhắc xuống để nguội, cho ớt tỏi băm vào.

Cho cơm tấm và sườn nướng vào đĩa, rưới mỡ hành lên, dọn ăn với nước mắm ớt và đồ chua, dưa leo, cà chua. Nếu mọi người nhà bạn thích cay có thể dùng thêm ớt, tiêu xanh đều ngon.

2. Rau luộc

Sau 2 ngày đi chúc tết bạn không tránh khỏi việc chúc tụng và nâng những cốc rượu cốc bia. Và hôm nay một đĩa rau luộc hẳn sẽ là một đặc sản vô cùng được yêu quý mà nhiều người vẫn gọi "đang lúc xót ruột" chỉ muốn thưởng thức.

Bí đao luộc

Chọn mua bí vỏ xanh thẫm, phủ nhẹ tuyết trắng, đem gọt vỏ, rửa sạch, bổ dọc làm tư, thái miếng vừa ăn, ướp một chút gia vị để khi luộc chín, bí vẫn có vị đậm đà, vẫn giữ  nguyên màu xanh. Gừng rửa sạch, đập dập.

Đun nước sôi già, bỏ bí vào, đun to lửa khoảng 5 phút, bỏ gừng vào đảo đều, rồi vớt ra.

 

Bí ngon có vỏ xanh thẫm, phủ nhẹ tuyết trắng.


Chú ý: Nếu luộc già lửa, bí sẽ bị nhũn, có màu vàng, ăn không ngọt. Bí rất nhanh chín nên sau khi tắt bếp, bạn cần vớt ra ngay, để ráo nước. Khi ăn, chấm cùng nước mắm giấm ớt, hoặc muối vừng, nước thịt. Với bầu, su su cũng áp dụng cách luộc trên.

Rau dền luộc

Rau dền nhặt bỏ phần cuống và lá già, rửa sạch, để ráo. Đun sôi nước, nêm ít muối rồi bỏ rau vào, đun to lửa  từ  6 đến 8 phút. Vớt ra, tãi mỏng.

Nếu luộc chín quá, sẽ có vị nồng, ăn nhớt, nhũn, nhưng nếu luộc còn sượng có mùi hôi. Khi ăn, chấm với nước mắm, chanh ớt hoặc nước thịt.

Rau cải luộc

Rau cải nhặt bỏ phần lá già, cuống, rửa sạch, cắt khúc dài 4 cm. Gừng cạo sạch, đập dập.

Đun sôi nước, nêm ít muối, bỏ rau cải vào, đậy vung, đun nhỏ lửa từ  8 đến 10 phút. Rau chín, cho gừng vào, đảo đều, vớt ra, tãi mỏng.

Rau cải luộc phải xanh, chín mềm, thơm mùi gừng, vị ngọt. Khi tắt bếp, không ngâm lâu vì rau sẽ đỏ. Để rau vẫn giữ được màu xanh, có thể thêm một ít mỡ hoặc dầu ăn vào nước sôi trước khi cho rau vào luộc.

Với rau cải ngồng, cũng luộc tương tự, nhưng cần tước bỏ phần xơ và nõn cho khỏi đắng.

Hãy cùng Ẩm thực365 chào đón một năm mới đầy ý nghĩa

Thu Huyền - Amthuc365.vn

Danh mục bài viết Món ngon Việt Nam

Đang tải dữ liệu loading