Hương vị ngọt ngào của rượu cần Hòa Bình

Thứ Hai, 06/02/2012 01:31

3,616 xem

0 Bình luận

(0)

4911

Để chế biến rượu, phải vào rừng tìm đủ các lá rừng mang về giã nhỏ, trộn với bột gạo, nhào kỹ sau đó nặn thành những viên nhỏ. Những viên men lá này được mang đi phơi ở chỗ không có ánh nắng mặt trời cho đến khi khô.

Có thể nói, rượu cần là một thức uống đặc trưng của đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Bắc cũng như Tây Nguyên, Việt Nam. Xong mỗi địa phương, mỗi dân tộc lại có cách chế biến và thưởng thức rượu cần khác nhau. Đến với Hòa Bình, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức thứ rượu cần có hương vị ngọt dịu, êm lồng và ngất ngây của đồng bào dân tộc người Mường.

Người Mường ở Hòa Bình có cách chế biến và thưởng thức rượu cần rất đặc biệt. Để chế biến rượu, phải vào rừng tìm đủ các lá rừng mang về giã nhỏ, trộn với bột gạo, nhào kỹ sau đó nặn thành những viên nhỏ. Những viên men lá này được mang đi phơi ở chỗ không có ánh nắng mặt trời cho đến khi khô.

Gạo nếp được ngâm và đồ lên thành xôi, sau đó dỡ ra cho nguội rồi rắc men lá được giã nhuyễn vào, trộn đều. Cơm trộn men được đắp lên một lượt lá chuối mang phơi rồi mới cho vào vò ủ. Giai đoạn ủ rượu rất quan trọng, đòi hỏi kinh nghiệm. Rượu ủ từ 3 đến 5 ngày thì có thể uống được.

Khi uống, người ta sẽ đổ nước suối sạch vào vò rượu cho đầy đến miềng vò rồi cắm những chiếc cần vào cùng uống. Uống rượu cần là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình. Trong tiệc rượu, mọi người ngồi quây tròn bên nhau, càng đông người thì tiệc rượu càng vui. Ban đầu mọi người cùng vít cần uống, sau đó uống theo cặp, uống 4 người hay chia chẵn, lẻ. Rượu uống vơi lại được đổ cho đầy. Mọi người cùng nhau thưởng thức hương vị ngọt dịu, êm ái, ngất ngấy của rượu cần, vừa múa hát. Đây là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Mường ở Hòa Bình.

Sưu tầm

Danh mục bài viết Các loại rượu dân tộc

Đang tải dữ liệu loading