Đồ uống giải nhiệt ngày hè cho bé: Nước dừa

Thứ Hai, 13/02/2012 02:16

4,535 xem

0 Bình luận

(0)

4821

Ngày hè bé thường nô đùa dễ nóng bức. Bạn hãy giải nhiệt cho bé bằng nước dừa nhé.

Khi bé đi du lịch và bị khát, nước dừa là lựa chọn tối ưu dành cho bé. So với nước hoa quả và nước ngọt, nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nó cũng được coi là loại nước giải khát vô trùng nên cha mẹ không lo bé có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Giải nhiệt cho bé bằng nước dừa

Nước dừa đặc biệt thích hợp cho mùa hè vì nó ngăn ngừa tình trạng mất nước của cơ thể (bù đắp lượng muối tự nhiên bị thất thoát qua mồ hôi). Ngoài ra, nước dừa cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ mất nước cho những bé mắc tiêu chảy.

Nước dừa lợi tiểu và có tác dụng đẩy chất cặn bã ra ngoài qua nước tiểu nên nó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu cho bé. Bên cạnh đó, nước dừa có tác dụng phòng ngừa táo bón, củng cố chức năng đường ruột và khiến hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh.

Nước dừa chứa nhiều axit lauric, nguyên liệu để cơ thể sản xuất monolaurin - một kháng sinh tự nhiên của cơ thể. Bé nhũ nhi có khả năng hấp thu axit này qua sữa mẹ; vì thế, nước dừa cũng an toàn cho phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Lưu ý: Khi mới cho bé làm quen với nước dừa (sau 6 tháng tuổi), cha mẹ chỉ nên cho bé uống 1-2 thìa cafe nước dừa mỗi ngày, cách 2-3 ngày một lần. Không nên cho bé uống nước dừa đã để bên ngoài quá 20 phút vì nó sẽ bị thay đổi mùi vị do nhiễm khuẩn.

Không cho bé uống nước dừa quá nhiều, uống thay nước lọc hay uống trước bữa ăn.

Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi; tránh cho bé uống nước từ các quả dừa có màu nâu.

Dừa được trồng rất nhiều ở các nước nhiệt đới và được xem là một loại cây cho giá trị cao. Nước dừa hay nước dừa non thường có trong các quả dừa non, hoặc còn xanh và trẻ nhỏ thường rất thích uống bởi vị ngọt, mát.

Nước dừa là một trong những nguồn giàu chất điện phân. Nó cũng chứa nhiều clorua, kali, magiê và một lượng đường, natri và protein vừa phải. Nước dừa cũng là nguồn cung cấp chất xơ, mangan, canxi, riboflavin và vitamin C.

Nước dừa được xem là rất tốt với những người bị kiệt sức bởi nó giúp cơ thể bổ sung lượng muối đã bị mất trong cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, nước dừa giúp ngăn ngừa tình trạng khử nước khi trẻ bị tiêu chảy.

Vào những tháng mùa hè nóng bức, khi bé yêu của bạn (dưới3 tuổi) khát, nước dừa sẽ tốt cho trẻ hơn là các loại nước quả và các loại nước có ga. Nó vô hại vì thế rất tốt cho trẻ nhỏ trong những chuyến du lịch, nơi mà bạn thường lo lắng về sự ô nhiễm nguồn nước.

Nước dừa cũng là thuốc lợi tiểu tự nhiên và vì thế có tác dụng bài tiết nước tiểu nhanh hơn. Nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiểu và chứng phong hàn.

Nước dừa cũng giúp giảm táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và tăng cường chức năng tiêu hóa. Nó cũng rất tốt cho trẻ sơ sinh, những trẻ có vấn đề về đường ruột.

Giải nhiệt cho bé bằng nước dừa

Nước dừa rất giàu axit lauric (một loại axít béo được tìm thấy dưới dạng glyxêrin trong một số chất béo tự nhiên, đặc biệt là trong dừa và nhân của cọ), một hợp chất mà cơ thể thường dùng để tổng hợp ra monolaurin- một kháng sinh tự nhiên. Trẻ sơ sinh được cung cấp các kháng thể này qua sữa mẹ và vì thế nước dừa cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú. Axit lauric có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm khác.

Với tất cả những điều tuyệt vời trên, nước dừa được xem là loại nước bổ dưỡng và đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ ở mọi độ tuổi.

Nước dừa là thức uống giải khát quen thuộc. Nhưng có một số người gặp hiện tượng bải hoải, rũ người sau khi uống. Do vậy, cần phải biết sử dụng đúng cách.

Nước dừa là một thức uống giải khát ngon miệng, hợp vệ sinh và bổ dưỡng. Trong nước dừa có chứa: protein 0,3%, chất béo 0,2%, đường 4,7%, các chất khoáng: Ca, Na, K, P, Fe…, các vitamin C, PP.

Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả dừa (da tử) có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thủng, trừ tiêu chảy, tâm phiền, giải nhiệt độc. Nước dừa vô trùng còn được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước dừa (ngày uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như:

- Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ bị “trúng” với các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.

- Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.

- Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp…, thì không nên dùng nước dừa.

Lý do là vì theo y học cổ truyền, dừa (cũng như nhiều loại trái cây chứa nhiều nước như: dưa hấu, bí đao…) có nhiều thấp khí, thường gây trở ngại cho hoạt động của trạng tỳ. Do đó, khi uống nước dừa trong các trường hợp trên, sẽ đưa thấp khí vào trong cơ thể quá nhiều, gây ra các rối loạn chức năng hoạt động bình thường của cơ thể.

Khi uống nước dừa để giải khát, nên thêm ít muối để điều hoà. Món nước dừa trộn với nước ép rau má cũng là một thức uống giải khát, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận gan rất tốt. Tuy nhiên, những người có tạng âm như đã nêu, cần lưu ý để tránh những điều bất lợi khi sử dụng.

Sưu tầm

Danh mục bài viết Mẹ và Bé

Đang tải dữ liệu loading