Những lý do bạn nên uống sữa khi đói?

Thứ Ba, 14/02/2012 08:03

2,482 xem

0 Bình luận

(0)

4488

Thực tế, thức ăn chủ yếu của trẻ nhỏ dưới một tuổi là sữa và uống khi đã đói rồi phát triển bình thường. Do vậy, người lớn với hệ tiêu hóa tốt hơn hoàn toàn có thể uống sữa khi đói.

 


alt


Hơn nữa, trong sữa có khoảng 4,6% lactose, chất giúp tiết kiệm protein và 3% chất béo, chất cũng có tác dụng cung cấp năng lượng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa khi đói.

Bạn chỉ nên tránh uống sữa khi đói nếu từng có hiện tượng đầy bụng đi ngoài sau khi uống sữa vào lúc đói, bởi đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không dung nạp lượng lactose. Lúc này, tốt nhất bạn nên ăn một chút thực phẩm có chứa chất tinh bột, sau đó mới uống sữa với số lượng nhỏ và chia làm nhiều lần.

Sữa là thực phẩm cung cấp can xi và bổ sung dinh dưỡng. Ở mỗi người, nhu cầu sữa hàng ngày sẽ khác nhau.
Đối với trẻ em, lượng sữa thay đổi tùy theo lứa tuổi, nhưng tối thiểu phải đạt 600ml mỗi ngày, kể cả sữa mẹ và sữa bò. Trẻ nhỏ bú mẹ theo nhu cầu của trẻ. Còn với trẻ trên 6 tháng, khi cai sữa mẹ thì nên thay sữa bò tăng dần cho đạt 600ml trở lên mỗi ngày.

alt


Đối với người trưởng thành ăn uống được, bình thường thì mỗi ngày cần uống từ 1-2 ly sữa (250-500ml) và bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi khác như cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ, đậu hũ, rau xanh...

Nếu ăn uống kém có thể uống sữa nhiều hơn, đến 1 lít mỗi ngày cũng tốt, vì nhu cầu canxi của một người trưởng thành khoảng 500-1.000mg/ngày (trong sữa tươi - sữa nguyên kem thì 1ml sữa chứa 1mg canxi; sữa không béo thì hàm lượng canxi cung cấp cao hơn: 1ml cho 1,2-1,3 mg canxi).

Việc uống sữa ngay sau khi ăn vẫn có thể chấp nhận được trong trường hợp ăn kém, chưa đủ bữa, chưa đủ no. Sữa cũng là thức ăn lý tưởng dùng làm bữa phụ xen giữa các bữa chính.

Sữa ít chất béo cho bữa ăn sáng thay vì nước ép trái cây có thể giúp mọi người cảm thấy no lâu hơn và ăn ít hơn lúc trưa.

Các nhà khoa học ở Úc thấy rằng những người uống sữa vào buổi sáng sẽ cảm thấy no bụng lâu hơn và có xu hướng ăn ít hơn vào bữa trưa. 
Sưu tầm

 

Danh mục bài viết Sức khỏe gia đình

Đang tải dữ liệu loading