Bí quyết giảm cân cho trẻ bị béo phì

Thứ Sáu, 17/02/2012 09:10

2,570 xem

0 Bình luận

(0)

2205

Cha mẹ thay vì ép trẻ ăn theo chế độ kiêng, hãy giải thích, tâm lý với bé. Khuyến khích, động viên trẻ ăn cam, quít có nhiều sinh tố giúp cơ thể khỏe mạnh…

Hiện nay, tình trạng trẻ bị béo phì ngày càng nhiều. Béo phì khiến cơ thể “quá khổ” do lượng mỡ tích tụ dư thừa, gây nhiều tác hại cho sức khỏe.

Do vậy, các bậc cha mẹ nên kiên trì để có chế độ dinh dưỡng và có biện pháp tập luyện phù hợp cho trẻ béo phì. Trẻ rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.

TS Nguyễn Thị Minh Kiều, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng thực phẩm TPHCM cho biết, để giảm cân, đòi hỏi phải trẻ phải tập luyện thường xuyên. Tuy nhiên, việc tập tập thể dục, bơi lội chỉ tiêu hao khoảng 400 - 500 Kcalo, như nếu sau khi tập, trẻ uống một ly nước mía, ăn xâu thịt xiên nướng,...thì đã bù lại năng lượng vừa tiêu hao. Vì vậy, để giúp bé giảm cân, cần động viên trẻ ăn những loại trái cây nhiều nước, ít năng lượng như ổi, thanh long, củ sắn, sau khi tập.

Việc giảm cân cho trẻ không đơn giản chút nào, theo TS Nguyễn Thị Minh Kiều, cha mẹ cần có kiến thức về dinh dưỡng và tập thói quen mới trong ăn uống cho bé. Các bậc cha mẹ thường suốt ruột nên ép trẻ ăn món “lạ” hoặc bớt khẩu phần của trẻ. Điều này chỉ khiến trẻ ăn nhiều hơn khi không có phụ huynh bên cạnh.

Cha mẹ thay vì ép trẻ ăn theo chế độ kiêng, hãy giải thích, tâm lý với bé. Khuyến khích, động viên trẻ ăn cam, quít có nhiều sinh tố giúp cơ thể khỏe mạnh… còn uống nước ngọt có gas, ăn bánh chiên, bánh ngọt sẽ có béo phì, bị mọi người chê…
 
Không nên cắt khẩu phần ăn của trẻ đột ngột, vì bé sẽ bị đói và sẽ tìm cách ăn bù, hãy giảm từ từ khẩu ăn hàng ngày và giúp bé thực hiện chế độ tự giác 

giảm cân cho trẻ

Để giảm cân cho con, người mẹ cần làm chủ… nhà bếp để thay đổi triệt để thói quen ăn uống cho bé. Do vậy, bạn chỉ để những thức ăn có lợi cho sức khỏe: sữa không đường ít béo, sữa đậu nành, yaourt, trái cây … Từ đó, thói quen ăn uống mới của bé sẽ hình thành. Bữa cơm gia đình nên gồm những món luộc hấp, một tuần chỉ ăn món chiên khoảng hai - ba bữa và không chiên ngập dầu, chỉ chiên áp chảo.

Những dấu hiệu trẻ béo phì:

- Đòi ăn thêm khẩu phần: Khẩu phần ăn của trẻ sẽ được tăng lên dần dần cùng với suy nghĩ trẻ càng lớn càng ăn nhiều là tất nhiên. Nhưng nếu việc này xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn và kéo dàiliên tục thìbạn nên xem chừng, bé sẽ béo lên nhanh chóng.

- Thích ăn những món ngọt, béo: Mặc dù trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác. Trẻ dễ béo phìnếu thích ăn và được cho ăn nhiều những món bột đường như cơm, chè, sô-cô-la, kem, bánh ngọt... hoặc những món béo như thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột, món tiềm hay xúp nhiều nước béo…

- Lười ăn rau: Rau củ, trái cây là những thực phẩm giúp mau no nhưng lại cung cấp ít năng lượng và là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ. Chất xơ trong rau củ, trái cây còn có tác dụng “quét” bớt chất béo trong đường ruột ra khỏi ống tiêu hóa và giảm lượng chất béo được hấp thu.

- Ăn muộn: Trẻ béo phì thường thức khuya và ngủ ít hơn những trẻ có thể trạng bình thường. Trẻ béo phì thường thức khuya để xem tivi, mắt không ngừng dán vào màn hình, còn tay thì liên tục đưa thức ăn vào miệng. Thức khuya làm trẻ đói và cần thêm một bữa ăn nữa. Ăn một bữa khuya giàu năng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó sẽ hoàn toàn được dùng cho việc tạo mỡ dự trữ.

- Tăng cân nhanh, liên tục: Tất cả những nguyên nhân gây béo phì nêu trên đưa đến kết quả là số cân nặng hằng tháng của trẻ đạt được nhiều hơn sự phát triển bình thường. Trẻ trên 1 tuổi thường tăng trung bình mỗi tháng khoảng 200 - 300 g. Nếu trẻ tăng trên 0,5 kg/tháng và giữ mức này trong nhiều tháng liên tục thì nguy cơ béo phì rất cao.

Sưu tầm

Danh mục bài viết Mẹ và Bé

Đang tải dữ liệu loading