Vị cay trong món ăn của người châu Á

Thứ Năm, 19/04/2012 08:29

5,579 xem

0 Bình luận

(0)

4557

Vị cay ấy xuất phát từ nhiều gia vị khác nhau như tiêu, hạt mù tạt, bột cà ri, lá bạc hà… và tất nhiên không thể thiếu ớt. Ớt được dùng như một gia vị quan trọng, thậm chí như… rau. Ẩm thực châu Á rất đặc trưng bởi sắc đỏ rực rỡ của những món ăn cay nồng.
Ẩm thực châu Á rất đặc trưng bởi sắc đỏ rực rỡ của những món ăn cay nồng. Lạ một điều là nhiều quốc gia trong số này có khí hậu nóng ẩm, nhưng vị cay lại là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày.

Vị cay ấy xuất phát từ nhiều gia vị khác nhau như tiêu, hạt mù tạt, bột cà ri, lá bạc hà… và tất nhiên không thể thiếu ớt. Ớt được dùng như một gia vị quan trọng, thậm chí như… rau. Có nhiều món ăn luôn được bày kèm những quả ớt tươi và người ăn cắn ớt nhai rau ráu. Ớt càng cay càng dễ “gây nghiện”, nhiều người ăn cay đến giàn giụa nước mắt mà vẫn cứ thích, nếu thiếu thì thấy mất ngon.
 
alt Gia vị

Vị cay phương Đông

Ở phương Đông, các món cay của những đất nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Buhtan, Hàn Quốc… được nhắc nhiều nhất. 

Nhắc đến thú ăn cay của người Hoa, không thể bỏ qua món ăn của các vùng Hà Nam và Tứ Xuyên với nhiều ớt, gừng và tiêu. Trong món Hoa, ớt tươi để làm đẹp, khi nấu ăn, ớt được sơ chế và cho vào nấu chung. Trên bàn ăn người Hoa cũng ít khi thiếu lọ ớt sa tế sóng sánh, cay nồng được chế biến kỹ lưỡng.

Người Ấn lại chuộng cái cay của bột ớt đỏ hoà quyện với hạt thì là, mù tạt, hạt mùi và bột nghệ trong bột cà ri. Khi chế biến các món ăn liên quan đến cà ri, người Ấn bao giờ cũng phải cho thêm vào rất nhiều loại ớt khác nữa trong số hàng ngàn giống ớt ở xứ này.

Không cay, không chua thì không phải là món Thái. Có khi trong cùng một món, đầu bếp sử dụng đến ba bốn loại ớt khác nhau như ớt khô, ớt bột, ớt tươi, tương ớt hay sa tế. Tuy nhiên, vị cay ưa dùng nhất vẫn là ớt bột và ớt trái tươi.

Ẩm thực Malaysia thì có nét giao hòa giữa món Hoa và Ấn, nên gia vị cay ngoài ớt tươi còn phổ biến cả sa tế và cà ri, mà điển hình là trong món cơm chiên nasi goreng: ớt được bằm nhuyễn, trộn vào cơm cũng như dân ta cho đậu vào nấu xôi vậy.
 
alt
Kim Chi muối

Người Hàn lại chuộng dùng tương ớt như một thứ gia vị cho món ăn thêm hấp dẫn. Một món ăn đặc trưng cho tính nóng trong món Hàn là kim chi - rau cải ngâm muối đỏ lừ sắc ớt - được biến tấu thành hàng trăm loại khác nhau. Trong bữa ăn xứ Hàn, khi món chính chưa bưng ra thì trên bàn đã có hơn chục loại kim chi đủ sắc màu nhưng không thể thiếu cái màu đỏ đến nhức mắt của ớt.

Ăn cay giỏi còn phải kể đến người Bhutan, ngay đến hoa trái tráng miệng của họ cũng được thêm vào một chút nước ớt. Người Nhật lại chuộng vị cay xè hăng hắc của wasabi, rất hợp để “làm chín” các món ăn từ hải sản tươi sống của nước này.

Người Việt cũng ăn cay…

Người Việt ta ăn cay cũng không “kém cạnh” gì bạn bè các nước vùng châu Á. Trái ớt xuất hiện trong rất nhiều món ăn của ta. Ớt Việt có khá nhiều loại như ớt hiểm, ớt xiêm, ớt nải chuối, ớt sừng trâu, ớt giấy, ớt bi, ớt Đà Lạt, ớt chỉ thiên, ớt kiểng, ớt bơ... Thói quen ăn ớt tươi nguyên trái của người Việt cũng là một nét đặc trưng của cách ăn cay kiểu Việt. 

Vị cay ở mỗi vùng miền nước ta cũng có những điểm khác nhau. Vùng Lạng Sơn thì có món măng ngâm ớt cay xé lưỡi. Măng và ớt vốn là hai món “kị rơ”, vậy mà món ăn này lại dùng ớt chỉ thiên chính hiệu, song nhờ đó món ăn có một thứ hương vị đặc biệt khó quên.
 
alt
Tương ớt

Nhưng cay nhất là những món ăn miền trung, điển hình là xứ Huế thơ mộng, cổ kính. Cái nóng của ớt không khiến người ta phải rụt lưỡi, trái lại, nó có sức cuốn hút kỳ diệu, thiếu nó lại thấy buồn. 

Người miền Trung có nghệ thuật chế biến ớt vô cùng đặc sắc. Chẳng hạn như vùng Quảng Bình, Quảng Trị thường muối ớt trong hũ sành để khoảng hơn nửa tháng mới lấy ra “xài dần”. Người Huế thì có ớt xào, ớt bột, ớt ngâm, ớt chưng, thậm chí cả món muối ớt cũng được biến tấu vài ba kiểu khác nhau. Ớt Huế là giống ớt xanh bé xíu mà cay đến tê tái, người không quen thì chỉ cần nửa trái cũng đủ thấy… bỏng lưỡi! 

Từ Đà Nẵng trở vào Nam, ớt trái thành một món ăn quen thuộc, nhiều người chẳng cần xắt, dằm, trộn hay giã nhuyễn gì, cứ khơi khơi cầm trái ớt mà cắn rụp. Cầu kỳ hơn thì có món muối ớt tôm đặc biệt của vùng Trảng Bàng, Tây Ninh, dùng để làm gia vị ăn kèm trái cây hay thậm chí là cho vào bánh tráng, cuốn và nhai cũng rất thú vị, vừa mằn mặn, lại cay nồng. Ớt cũng có thể trở thành món tráng miệng là vì thế!
Sưu tầm

Danh mục bài viết Văn hóa ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading