Cách ăn uống của bạn đã đúng chưa?

Thứ Tư, 09/05/2012 08:56

2,087 xem

0 Bình luận

(0)

4258

Hàng ngày chúng ta nạp năng lượng bằng cách ăn và uống tuy nhiên bạn đã ăn uống đúng cách để nạp được năng lượng tốt nhất và hiệu quả nhất chưa?

Thành phần nước khoáng – không phụ thuộc vào thực tế có ga, hay không – đều như nhau (nếu cùng sản phẩm). Khí CO2 không phải chất gì xa lạ đối với cơ thể - vả lại hàng ngày chúng ta vẫn hít thở CO2 lẫn trong không khí. Vậy nên không có gì đáng ngại.

“Bong bóng” do CO2 tạo nên không làm tổn thương thực quản cũng như dạ dày. Không làm trầm trọng thêm những triệu chứng bệnh đau dạ dày hoặc đại tràng.

1. Nước khoáng không ga tốt hơn nước khoáng có ga

nước uống có ga

Sai. Thành phần nước khoáng – không phụ thuộc vào thực tế có ga, hay không – đều như nhau (nếu cùng sản phẩm). Khí CO2 không phải chất gì xa lạ  đối với cơ thể - vả lại hàng ngày chúng ta vẫn hít thở CO2 lẫn trong không khí. Vậy nên không có gì đáng ngại. “Bong bóng” do CO2 tạo nên không làm tổn thương thực quản cũng như dạ dày. Không làm trầm trọng thêm những triệu chứng bệnh đau dạ dày hoặc đại tràng. Vậy nên đa số chúng ta đều có thể yên tâm uống nước có ga. Sự lựa chọn cụ thể chỉ phụ thuộc vào thực tế sở thích cá nhân: thích nước có ga, hoặc không.

- Chỉ những nạn nhân hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản buộc phải thận trọng, bởi nước khoáng đã nạp ga (cũng như mọi loại nước giải khát có ga khác) có thể kích thích thức ăn trào ngược. Cũng không nên cho trẻ nhỏ uống nước có ga. Vấn đề là cách uống – trẻ thường uống vội vã, sau đó dễ bị đau bụng.

2. Uống sữa càng “gầy” (ít chất béo) càng tốt

- Chính xác, nhưng không quá...“gầy”. Sữa chứa nhiều thành phần, trong đó có vitamin A, D và E – tất cả được cơ thể hấp thụ sau khi chúng hòa tan trong chất béo. Sữa chứa liều chất béo 2 phần trăm là đủ; sữa loại bỏ hết chất béo sẽ không đáp ứng điều kiện, để cơ thể hấp thụ các vitamin đáng kể. Uống sữa quá gầy vô tình chúng ta đã đào thải những vitamin sẵn có trong sữa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra chúng ta cũng loại bỏ một số thành phần canxi, bởi lẽ nguyên tố này được cơ thể hấp thụ tốt hơn nhiều khi có mặt vitamin D.

3. Sử dụng đường tự nhiên tốt hơn đường hóa học

đường

Không chính xác. Trong cấu thành thực đơn của chúng ta, cái gọi là thành phần cácbônác đơn (trong đó có đường tự nhiên) cần giới hạn ở mức 10 phần trăm tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Tỷ lệ này cao hơn sẽ biến thành lượng calo không cần thiết. Vậy nên chúng ta nên hạn chế ăn bánh ngọt. Đường hóa học không cho năng lượng, vậy không gây béo phì. Các nghiên cứu khoa học chưa thể xác nhận quan điểm thịnh hành một thời về “đường hóa học hủy diệt sức khỏe con người”. Vậy nên trong lúc chờ đợi vẫn có thể tạm thời sử dụng đường hóa học, ví dụ nếu muốn giảm thiểu hoặc loại bỏ đường tự nhiên ra  khỏi thực đơn.

4. Các món ăn chế biến cần sử dụng nước (luộc rau, luộc thịt, canh...) nên hạn chế nước

Chính xác, trừ canh, nhất là canh rau. Bởi các thành phần vi khoáng từ rau đều thoát ra nước canh, trong khi trường hợp khác nên hấp và trước khi chế biến không ngâm thực phẩm hàng giờ trong nước. Chỉ cần rửa kỹ bằng nước sạch nhiều lần.

5. Trong thực đơn của chúng ta quá nghèo sản phẩm giàu vitamin, vậy nên cần bổ sung tân dược vitamin-vi khoáng

- Sai. Nếu thực đơn phong phú, không có lý do bổ sung tân dược vitamin-vi khoáng. Chỉ cần chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý (theo tháp dinh dưỡng). Các thực phẩm chức năng vitamin và khoáng chất, thậm chí bày bán không cần đơn thuốc- cũng chỉ có thể sử dụng trường hợp có chỉ định của bác sĩ.

6. Lành mạnh nhất với nước ép hoa quả tươi

nước ép

- Chính xác. Chúng chứa lượng vitamin và khoáng chất phong phú nhất. Bởi lẽ cùng với thời gian nước ép hoa quả bị mất chất, vì thế nên uống sớm- ngay khi chế biến xong. Trường hợp phải mua sản phẩm chế biến sẵn, không chọn mặt hàng có pha thêm đường. Bản thân nước hoa quả đã có fructoza, lượng đường đủ cung cấp cho cơ thể.

7. Mỗi ngày nên ăn vài hạt lạc (hoặc hạt dẻ, đào lộn hột…)

- Chính xác. Bởi chúng là nguồn chất đạm có giá trị và nguồn dồi dào các axit béo không no phát huy tác dụng ngăn ngừa xơ vữa thành mạch. Chúng cũng chứa khá nhiều chất xơ. Ngoài ra gần đây các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra giá trị chống ung thư của lạc (nhờ axit fityn sẵn có trong sản phẩm). Trong hạt lạc cũng giầu nguồn vitamin E và một số vitamin thuộc nhóm B. Ngoài ra lạc còn cung cấp cho chúng ta không ít thành phần vi khoáng quan trọng đối với sức khỏe, chủ yếu là magiê, chrom và selen. Tiếc rằng lạc rất giầu năng lượng, vì thế không nên lạm dụng.

8. Ăn kem không cung cấp cho cơ thể chất gì “có giá” chỉ gây béo phì

- Sai. Một que kem không tưới sô cô la (khoảng 120ml, tức hai li nhỏ) trung bình chưa 80 kcal, tức tương đương hai quả táo tây. Nếu ăn một que kem sữa, có nghĩa bạn đã uống một ly sữa đầy. Trong khi sữa cung cấp canxi và một chút vitamin. Trường hợp ăn kem hoa quả - lượng vitamin và khoáng chất còn nhiều hơn.

9. Tránh ăn đồ hộp thường xuyên

- Không chính xác. Nếu sản phẩm không quá hạn sử dụng hoặc không bị phồng rộp – không có lý do gì từ chối. Sự thật đồ hộp là dạng mặt hàng được nghĩ ra duy nhất dành cho những cơ hội đi cắm trại hoặc những ngày mưa bão. Chúng ta có thể ăn hàng ngày – nhất là mặt hàng cá biển đóng hộp. Dạng cá này có thể ăn cả xương, tức “vũ khí” tuyệt vời phòng chống bệnh loãng xương đã được kiểm chứng; ngoài ra bởi lẽ cá biển giầu axit omega-3, nên tác dụng tích cực với hệ tim-mạch.

10. Không nên lạm dụng chất xơ cần thiết trong thực đơn

- Chính xác. Trong thực đơn một người trưởng thành hàng ngày cần có từ 30 đến 40 gam chất xơ thực vật. Chất xơ phát huy vai trò tích cực trước hết đến quá trình tiêu hóa thức ăn, đồng thời cũng tác động tích cực đến quá trình biến đổi cholesterol và glucoza trong cơ thể. Cả hai dạng đặc thù của chất xơ đều được chỉ định – không tan (chủ yếu  trong các sản phẩm ngũ cốc) và hòa tan (chủ yếu trong hoa quả). Tuy nhiên khó có phong độ thể lực lý tưởng – một khi quanh năm áp dụng thực đơn quá nhiều chất xơ.

11. Nên sử dụng nhiều muối IOD, bởi loại muối này phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể trước các bệnh tuyến giáp

Chính xác, tuy nhiên… ăn quá mặn sẽ “lợi bất cập hại”. Vậy nên cần duy trì ở mức độ vừa phải. Cơ thể người khỏe mạnh bình thường mỗi ngày chỉ cần khoảng 5 gam muối (ở tất cả các dạng). Theo tính toán của giới chuyên môn, thận của chúng ta có thể đào thải không khó khăn lượng muối như vậy, song sẽ rất vất vả- trường hợp cơ thể hấp thụ liều lớn hơn. Muối ăn giữ nước trong cơ thể, yếu tố gây áp lực hệ tim – mạch và bạch huyết, vì thế có thể dẫn đến tình trạng áp huyết cao hoặc phù nề.

12. Thịt đỏ có thể hại người ăn

thịt đỏ

- Chính xác. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những người ăn nhiều thịt bò và thịt lợn có tỷ lệ cao mắc bệnh xơ vữa thành mạch (tức dễ bị nhồi máu cơ tim và tai biến não), hay bị viêm khớp, tiểu đường và ung thư đường tiêu hóa, nhất là ung thư đại tràng. Có thể thay thịt đỏ bằng cá và thịt mầu trắng (thịt gia cầm). Với các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn  hoặc thịt cừu- chỉ nên ăn một bữa/tuần.

13. Tốt hơn không nên kết hợp sản phẩm thuộc những nhóm khác nhau, ví dụ thịt và khoai tây trong một bữa ăn

- Sai. Công thức đó không có ý nghĩa gì đối với sức khỏe chúng ta. Lý do: chúng ta không tiêu hóa tất cả cùng lúc; cơ thể sẽ quyết định, món gì và khi nào cần tiêu hóa. Việc tiêu hóa bắt đầu từ vòm miệng- ở đó các enzym (men tiêu hóa) tiềm ẩn trong nước miếng bắt đầu công việc “tháo dỡ” thành phần cacbônac. Chất đạm được tiêu hóa trong dạ dày. Tiếp theo ở đại tràng dịch mật sẽ tham gia phân hủy chất béo… vậy nên không phụ thuộc vào thực tế chúng ta ăn độc thịt hoặc toàn khoai tây, hoặc hai thứ cùng lúc- tất cả cũng sẽ được tiêu hóa riêng rẽ.

(Theo XL)

Danh mục bài viết Cẩm nang hữu ích

Đang tải dữ liệu loading