Hồ Chủ Tịch – Giản dị từ trong ăn uống

Thứ Năm, 17/05/2012 10:08

4,268 xem

0 Bình luận

(0)

4731

Người luôn sống vì nhân dân, vì đất nước, nhân dân sống thế nào người cũng sống như vậy. Đất nước khó khăn, trăm mối lo toan, nào giặc ngoại xâm… nào giặc đói, giặc dốt, người luôn giữ cho mình một sự giản dị, thanh cao. Người giản dị từ cách ăn mặc và cho tới cả những bữa cơm thường ngày.

Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta hôm nay, không khỏi không tò mò về cuộc sống thường ngày của một vị lãnh tụ vĩ đại như Hồ Chủ Tịch. Người luôn lo toan cho nhân dân, cho đất nước, người luôn ăn mặc một cách giản đơn nhất trong mọi cuộc tiếp xúc, vậy cuộc sống đời thường người có sẽ như thế nào? Và đặc biệt người ăn uống ra sao?

Đâu cần phải cao siêu, chỉ cần nhìn  vào những người làm và những lo toan người có chúng ta đủ hiểu người đã có một cuộc sống như thế nào. Hồ Chủ Tịch là một con người ghét thói xa hoa, lãng phí, người luôn sống bằng một sự giản dị, thanh cao. Nhìn lại những bữa ăn của người, mấy ai tin nổi đó là cuộc sống của một vị lãnh tụ tài ba, từng cứu rỗi một đất nước ra khỏi gông cùm nô lệ.

Bữa ăn của người luôn giản dị, gắn liền cùng bữa ăn của đời sống nhân dân (Ảnh minh họa - nguồn internet)

Một tác giả nước ngoài đã viết về Hồ Chủ Tịch với nội dung như thế này: “Cuộc sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự gần gũi đối với nhân dân là đặc trưng cho tình yêu đất nước của một Con Người đã trở thành huyền thoại. Huyền thoại ấy bắt đầu từ  những điều vô cùng bình thường nhất, bình thường từ những bữa ăn của một vị Chủ tịch nước.”

Bữa ăn của người như thế nào? Theo một tài liệu từng ghi lại như sau:Ngày mới giành chính quyền năm 1945, Bác làm việc tại Bắc Bộ Phủ trong căn phòng nhỏ trên gác hai. Bác được cấp mỗi tháng 200đ cho việc ăn uống. Tới giờ ăn, Bác đến ăn tại bếp tập thể cùng anh em. Bữa ăn của Bác đạm bạc, thường chỉ có một miếng cá nhỏ, một bát canh, vài quả cà, mấy cọng dưa, dăm lát ớt và miệng bát cơm. Ngày 10/4/1946, giữa lúc đất nước bộn bề công việc, Bác về thăm Ninh Bình để dàn xếp vấn đề đối nội, đặc biệt là tôn giáo. Khoảng 8h, khi xe Bác đến thị xã, nhân dân ùa đến, vẫy cờ, hô khẩu hiệu đón Bác. Anh em trong Uỷ ban khẩn khoản mời Bác ở lại nghỉ cho đỡ mệt và ăn tối, nhưng Bác nói: “Hàng ngàn đồng bào chờ Bác ngoài kia, Bác không thể nghỉ ở đây để ăn cơm vì 9h tối Bác đã có việc ở Chủ tịch phủ. Bây giờ các chú giúp Bác: một chú ra tập hợp đồng bào vào một ngã tư rộng gần đây để Bác ra nói chuyện với đồng bào mươi phút; một chú ra cửa hàng bánh mua cho Bác một cặp bánh giò. Còn các chú đi với Bác thì tranh thủ ăn cơm trước. Nói chuyện xong, Bác về Hà Nội ngay cho kịp hẹn. Trong xe, Bác sẽ ăn bánh vừa đỡ tốn kém, vừa tiết kiệm thời gian cho Bác”. Sau đó Bác ra nói chuyện với đồng bào. Khá muộn, Bác vẫy tay chào đồng bào rồi lên xe về Hà Nội. Xe đi được một quãng, Bác mới bắt đầu dùng bữa ăn tối của mình.”

Người luôn quan tâm đến đời sống của anh (chị, em) cán bộ (Ảnh mình họa - nguồn internet)

Cuộc sống của người luôn là như vậy, giản dị và luôn lo nghĩ đến đời sống của nhân dân, một đoạn khác có viết về những bữa ăn của người sau kháng chiến chống Pháp vô cùng chất thực như sau: “Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Bác trở về thủ đô Hà Nội ở tạm trong ngôi nhà của người thợ điện, gọi là nhà 54. Bữa ăn hàng ngày của Người vẫn không cầu kỳ, không cao lượng mỹ vị. 7h, bữa điểm tâm của Bác thường là xôi ruốc thịt hoặc bánh cuốn, bánh mỳ. Đến khoảng 9h. Bác uống một cốc cà phê. 11h, Bác ăn cơm trưa, trên mâm cơm của Người thường có bát canh nước trong, một món xào hoặc thịt luộc, cá quả hoặc cá bống kho gừng và không thiếu hương vị miền quê cà kho tương hoặc dầm đường ớt… bữa nào Bác cũng ăn đúng hai bát. Mỗi khi xong bữa, Người lại tự tay xếp bát đĩa gọn ghẽ để bớt phần công việc cho các đồng chí phục vụ. Khoảng 14h, Bác uống một cốc sữa. 17h30, Bác dùng cơm tối. 21h, Bác uống một cốc cà phê sữa cho tỉnh táo khi làm việc khuya. Có lần, đồng chí phục vụ đưa lên đĩa cá anh vũ - một loại cá quý thường chỉ có ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì). Bác bảo: “Cá ngon quá, thế mà chú Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) lại đi vắng ! Thôi, các chú để đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức”. Thấy Bác khen, anh em gửi tiếp cá đến, nhưng thấy món cá hôm trước lại xuất hiện, Bác không hài lòng: “Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến?” rồi kiên quyết bắt mang đi, không ăn nữa. Năm 1957, Bác thăm một số nước Đông Âu. Sau buổi tiệc do Đại sứ quán Việt nam tổ chức tiết kiệm và trang trọng, các món ăn không thừa, không thiếu, Người nói: “Ăn uống lãng phí, Bác xót xa lắm, vì đây là tiền bạc của nhà nước , của nhân dân. Bà con ta ở trong nước làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mới có miếng mà ăn. Vì vậy để lãng phí, xa hoa là có tội với nhân dân”. Có lần ở Liên Xô, bạn chiêu đãi toàn những đặc sản, nhưng Bác lại chỉ nhớ món cá bống kho lá gừng. Không để bạn phật ý, đồng chí thư ký phải trổ tài tháo vát bằng cách giới thiệu với bạn một món cổ truyền Việt nam để nồi cá bống được có mặt trong bữa ăn.”

Cá bống kho, món ăn người thích (Ảnh minh họa - nguồn internet)

Cuộc sống của người không chỉ giản dị mà còn tiết kiệm, người tiết kiệm không phải là để dành cái lợi cho mình mà người tiết kiệm cho nhân dân, cho đất nước. Đồng chí Phạm Văn Đồng, người được vinh dự dùng bữa nhiều nhất cùng người kể lại: “bữa ăn nào Bác cũng ăn tiết kiệm, vừa đủ không bỏ món thừa, không vương vãi một hột cơm. Bác rất thích ăn những món dân dã như vó bò, cà dầm tương, mắm, canh cua với rau chuối thái ghém hoặc dọc mùng. Những hôm mời khách ăn cơm, bao giờ Bác cũng báo trước cho đồng chí cấp dưỡng biết để chuẩn bị và số tiền đãi khách đó được trừ vào tiền lương của Bác, không bao giờ người dùng vào tiền công quỹ. Bác thường mời cơm thân mặt một số đồng chí trong Bộ Chính trị, đôi khi cả gia đình một số đồng chí trong Trung ương, cán bộ, các anh hùng dũng sĩ miền Nam ra báo cáo công tác hoặc chữa bệnh. Những lần tiếp khách như vậy bao giờ Người cũng nhắc các đồng chí phục vụ nấu những món ăn phù hợp khẩu vị của khách để anh em ngon miệng. Chiều ngày 01/8/1969, vị khách cuối cùng được Bác mời cơm là đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung ương cục miền nam ra báo cáo tình hình với Người.”

Hồ Chủ Tịch một tấm gương vĩ đại về mọi mặt, một con người trong tâm hồn chỉ tồn tại hai chữ “nhân dân”. Cả đời người xa hoa, lãng phí là một thói xấu không thể chấp nhận được, người luôn giản dị, tiết kiệm ngay cả khi ăn uống. Và người đã có lần từng nói: “Ăn uống lãng phí, Bác xót xa lắm, vì đây là tiền bạc của nhà nước , của nhân dân. Bà con ta ở trong nước làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mới có miếng mà ăn. Vì vậy để lãng phí, xa hoa là có tội với nhân dân”

 Gia Nguyễn - Tổng Hợp

Amthuc365.vn

Danh mục bài viết Văn hóa ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading