Những loại thức ăn không nên kết hợp với nhau

Thứ Bảy, 19/05/2012 09:43

26,976 xem

0 Bình luận

(0)

2846

Những loại thức ăn khác nhau khi tiêu hóa sẽ cần các dịch vị khác nhau. Khi kết hợp các nhóm thức ăn không đúng thì dịch vị sẽ bão hòa khiến thức ăn sẽ ứ lại trong dạ dày và ruột. Không tiêu hóa được, thức ăn sẽ lên men và thay vì cung cấp chất dinh dưỡng và đồng hóa trong cơ thể thì chúng có thể sẽ gây hại cho cơ thể.

Khi còn nhỏ mọi người thường nói rằng chúng ta nên ăn mọi loại thức ăn dù chỉ cần một ít thôi. Điều này hoàn toàn là sai lầm. Vấn đề không phải là ăn cái gì và với số lượng bao nhiêu mà điều chính yếu là phải biết kết hợp các nhóm thức ăn như thế nào để mang lại hiệu quả.

Những nguyên tắc cơ bản về kết hợp nhóm thức ăn thích hợp sẽ có thể giúp bạn giảm cân hay giữ dáng và đặc biệt là khỏe mạnh hơn. Việc kết hợp thức ăn mang lại cho chúng ta khá nhiều lợi ích: tăng năng lượng, tiêu hóa tốt hơn và giảm cân. Nếu chúng ta ăn uống các loại thức ăn không được kết hợp một cách khoa học thì một số chất sẽ phân hủy trong dạ dày và gây ra đầy ứ, khó tiêu, tăng cân và nhiều vấn đề khác.

Proper-Food-Combining

Muốn biết việc kết hợp giữa những loại thực phẩm nào là không tốt, chúng ta cần phải tìm hiểu về các nhóm thức ăn sau:

+ Chất Đạm: thịt, các sản phẩm làm từ sữa, trứng, đậu và các loại hạt.

+ Chất Bột: bánh mỳ, mỳ sợi, khoai tây, gạo và các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà Lan).

+ Rau xanh: các loại rau lá xanh, bông cải, cải bắp, các loại rau củ ít chất bột (cà rốt, củ cải).

+ Chất béo: Dầu ăn, bơ, dầu ôliu, lê tàu.

+ Chất đường: đường tinh luyện, mật ong, mứt, siro và các loại trái cây ngọt như chuối hay trái cây sấy.

+ Chất chua: giấm, các loại thức ăn lên men, nước cam, bưởi.

+ Dưa: dưa hấu, dưa mật, dưa đỏ.

Các nhóm thức ăn không nên kết hợp:

- Đạm và tinh bột.

- Trái cây và tinh bột.

- Đạm và chất béo.

- Trái cây và đạm.

Các loại thức ăn không nên kết hợp:

Mỳ sợi và pho mát: Lượng calo trong mỳ sợi sẽ tăng khi bạn ăn cùng với pho mát. Hơn nữa, việc kết hợp các chất hydrat carbon trong mỳ sợi và chất đạm trong pho mát sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa.

Thịt và khoai tây/mỳ sợi/cơm: Dạ dày chỉ có thể tiêu hóa từng loại thức ăn một, các loại thức ăn chứa chất đạm có thể tiêu hóa trong vòng hai tiếng trong khi chất đạm trung bình phải mất 3 tiếng mới tiêu hóa được. Khi kết hợp với nhau, các chất này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, thức ăn sẽ phân hủy trong dạ dày và bị thải hồi sau 10 tiếng.

Giải pháp: trong các bữa ăn, bạn chỉ nên ăn thịt, cá, trứng, pho mát hay khoai tây và cơm, hãy kết hợp tất cả các loại thực phẩm này cùng với salad.

Thịt kết hợp với mù tạt sẽ khiến bạn tăng cân

Thịt và mù tạt: Sự kết hợp này sẽ khiến bạn tăng cân không chỉ vì chất béo nhiều mà còn vì trong mù tạc chủ yếu là chất carbon hydrat chiết xuất từ hạt mù tạc.

Thịt và đồ ngọt: Bánh kẹo và trái cây, khi ăn cùng chất đạm (thịt, trứng) sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và gây đau dạ dày.

Giải pháp: Đừng nên ăn bánh ngọt vào cuối bữa ăn mà nên ăn riêng như một loại thức ăn nhẹ.

Mỳ Spaghetti và thịt viên: Thịt viên là loại thực phẩm có chứa rất nhiều chất đạm còn mỳ spaghetti thì chủ yếu là tinh bột. Không nên ăn chung hai loại thức ăn này vì nước xốt có thể ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của các chất gây men.

Thịt, trứng và sữa: Thịt sẽ được tiêu hóa trước, sau đó đến trứng và cuối cùng là sữa. Sự kết hợp này sẽ khiến dạ dày không tiêu hóa được, thậm chí bạn sẽ bị đầy hơi và đau dạ dày nữa. Chúng ta có thể tránh tình trạng này khi chỉ ăn một loại thức ăn chứa đạm trong mỗi bữa ăn.

Ăn trái cây và rau xanh cùng 1 lúc sẽ khiến tiêu hóa của bạn bị chậm lại

Trái cây và rau xanh: Trái cây là người quét dọn và rau xanh là người xây nhà. Tiêu hóa sẽ bị chậm lại khi bạn kết hợp giữa hai loại thực phẩm này.

Trộn muối vào salad: Muối sẽ làm salad mất nước, theo đó sẽ gây mất chất dinh dưỡng và do đó món salad sẽ không còn bổ dưỡng nữa.

Uống trà, cà phê, rượu với thức ăn dạng rắn: Những loại thức uống này sẽ ngăn chặn quá trình tiêu hóa, chất tannin có trong trà sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ chất sắt, canxi và kẽm trong thức ăn.

Các loại trái cây chứa axit với nhau: Không nên ăn chung các loại trái cây như cam, chanh, dâu, nho và quả kiwi với các trái cây ngọt như chuối, nho khô, đu đủ, vả và các loại trái cây sấy khô khác vì khi đó dạ dày sẽ không tiêu hóa được.

Rượu và trà: Một số người sau khi uống rượu lại nghĩ rằng uống nhiều trà có thể giúp giả rượu, nhưng thực tế lại làm cho cơ thể nôn nao thêm mà thôi. Ít người biết rằng, trong trà cũng có chứa caffein như cà phê, vì vậy, khi kết hợp với rượu sẽ cho hậu quả xấu, thậm chí còn làm tăng cơn say rượu, khiến bạn đau đầu không chịu nổi.

Cá tươi và rượu: Vitamin D có nhiều trong cá, gan cá, dầu gan cá… Khi ăn cá cùng với uống rượu sẽ giảm thiểu sự hấp thu vitamin D xuống rất nhiều. Nếu không biết cách ăn uống giữa cá và rượu sẽ làm mất rất nhiều chất dinh dưỡng vốn có trong cá.

Không nên ăn cam ngay sau khi vừa ăn tôm

Tôm và vitamin C: Tôm, cua và các loại thực phẩm khác có chứa các hợp chất asen pentavalent. Khi ăn các loại thực phẩm tôm, cua nhưng lại uống vitamin C, kể cả vitamin C có trong thực phẩm hoặc hoa quả đều sẽ không tốt. Vì vitamin C sẽ làm thay đổi asen, gây ra độc tính cao và tính nguy hiểm. Duy trì kiểu ăn uống này lâu dài có thể dẫn đến ngộ độc, giảm miễn dịch trong cơ thể.

Nhân sâm và các loại củ cải, hải sản: Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

Gan động vật và các loại rau giàu vitamin C: Không nên xào nấu gan động vật với các thứ rau quả có nhiều vitamin C, cũng không nên dùng các loại rau quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ví dụ như: Giá đậu và gan lợn: Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

Sữa đậu nành và trứng gà: Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho: Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

Thịt dê kỵ giấm, nước chè, dưa hấu: Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê. Nếu vừa ăn thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.

Mật ong kỵ đậu hũ (Tào phớ): Trong tào phớ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày, làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu nạn nhân có bệnh tim mạch thì càng tử vong nhanh hơn.  

Bảo Thanh tổng hợp
Amthuc365.vn

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading