Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Thứ Bảy, 11/08/2012 11:18

3,850 xem

0 Bình luận

(0)

4799

Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi lượng sắt ăn vào không đủ cho nhu cầu của cơ thể, thường gặp khi thiếu thức ăn giàu chất sắt như thịt, trứng, cá, thủy sản, đậu đỗ. Các bệnh nhiễm ký sinh trùng nhất là nhiễm giun móc, là một nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu.
Trẻ em thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng quan trọng nhất hiện nay. Ở Việt Nam, điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em vẫn ở tỷ lệ rất cao, 24-55% ở trẻ dưới 5 tuổi, thậm chí có khi lên tới trên 60% ở vùng trung du và miền núi. Hơn nữa, tỷ lệ thiếu sắt còn cao hơn rất nhiều, khoảng 2-2.5 lần tỷ lệ thiếu máu.

Sắt là một chất khoáng cần thiết cho quá trình tạo máu (máu vận chuyển khí oxy) và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác của cơ thể như hoạt động của các enzym. Hàng ngày cơ thể cần hấp thu một lượng sắt để thay thế những mất mát sinh lý và cung cấp cho quá trình tăng trưởng ở trẻ em. Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi lượng sắt ăn vào không đủ cho nhu cầu của cơ thể, thường gặp khi thiếu thức ăn giàu chất sắt như thịt, trứng, cá, thủy sản, đậu đỗ. Các bệnh nhiễm ký sinh trùng nhất là nhiễm giun móc, là một nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu.

Trẻ thiếu máu thường có biểu hiện mệt mỏi, da xanh xao...

Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu nói chung thường rất nghèo nàn, xảy ra từ từ, khó nhận ra. Bệnh nhi xanh xao kéo dài, rõ nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, vành tai, niêm mạc họng và kết mạc mắt nhợt nhạt. Thiếu máu gây thiếu oxy, do đó bệnh nhi thường mệt mỏi, chậm chạp, kém tập trung, kém thông minh, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi đùa nghịch, chạy nhảy gắng sức. Khi thiếu máu kéo dài, sẽ xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ tái phát, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn và giảm cân, sốt nhẹ, có thể sờ thấy lách to nhẹ. Bệnh nhi dễ mắc những bệnh nhiễm trùng, có thể có chậm phát triển tâm thần vận động đi kèm.

Thiếu máu gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống. Trẻ em bị thiếu máu kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Học sinh bị thiếu máu trong lớp hay ngủ gật, giảm trí nhớ, kết quả học tập kém. Thiếu nữ bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dễ bị thiếu máu trầm trọng khi có thai. Thiếu máu làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng tấn công.

Để phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho trẻ em, trước hết cần phòng chống thiếu máu cho người mẹ, vì đứa con khi còn là bào thai đã nhận chất sắt từ người mẹ để phát triển và có một chút dự trữ. Trong năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ tiếp tục nhận được chất sắt qua nguồn sữa mẹ. Cho trẻ bú sớm, bú đủ và kéo dài là biện pháp rất quan trọng. Khi bắt đầu ăn bổ sung, trẻ cần được ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, tôm, đậu, rau xanh và quả chín. Chú ý bữa ăn của trẻ cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thức ăn khác nhau.

Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc hoặc chế phẩm bổ sung như si-rô sắt, si-rô đa vi chất có chứa sắt dành cho trẻ em hoặc dùng thực phẩm tăng cường sắt như bột dinh dưỡng, bánh qui, sữa… Tuy nhiên, lưu ý các thuốc chống thiếu máu thông thường chứa sắt sulphat rất tanh vị kim loại, khó uống, gây buồn nôn, nôn và táo bón. Hiện trên thị trường còn có chế phẩm Fezim dạng si-rô, chứa sắt chelat, các vitamin, muối khoáng và một hàm lượng cao lysin với dạng bào chế đặc biệt, che dấu hoàn toàn vị tanh kim loại, thơm ngon, dễ uống, không gây buồn nôn và táo bón cho trẻ. So với sắt sulphat, Fezim hấp thu sắt hơn 6 lần và nhất là không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Fezim được tính toán khoa học đảm bảo hiệu quả phòng chống thiếu máu mà không gây thừa sắt. Sau thời gian dùng khoảng 2-4 tuần sẽ giúp trẻ em đang xanh xao thiếu máu sẽ hồng hào và ăn ngon miệng trở lại, làm tăng chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Nên tiếp tục sử dụng si-rô Fezim 1-2 tháng sau khi hết các triệu chứng thiếu máu để đảm bảo đủ dự trữ sắt cho cơ thể.

(theo ĐĐK)

Danh mục bài viết Tin Ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading