Giúp các mẹ phục hồi dinh dưỡng cho con suy dinh dưỡng

Thứ Tư, 10/10/2012 09:42

2,429 xem

0 Bình luận

(0)

1995

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, các bà mẹ cần tăng lượng dầu hoặc mỡ trong bữa ăn cho trẻ; mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Thức ăn của trẻ nên nấu đặc, vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp, nhưng nhớ là đừng nấu quá đặc. Bên cạnh đó là tăng số bữa ăn cho trẻ như cho ăn thêm bữa phụ...

Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ, nhưng những nguyên nhân sau đây được xem là phổ biến nhất: trẻ không được nuôi đúng phương pháp khi thiếu hoặc không có sữa mẹ; ăn sam (còn gọi là ăn bổ sung) chưa đúng; thời gian ăn bổ sung quá muộn hoặc quá sớm; cai sữa mẹ sớm; trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, biến chứng sau các bệnh sởi, lỵ... đặc biệt là bệnh tiêu chảy kéo dài dẫn tới nhiễm khuẩn, trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc bị các dị tật bẩm sinh, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dịch vụ chăm sóc y tế kém.

Các bà mẹ muốn biết con của mình có bị suy dinh dưỡng hay không thì hãy theo dõi số cân nặng của trẻ hàng tháng trên biểu đồ tăng trưởng, khi đường vẽ biểu đồ cân nặng của trẻ có xu hướng đi ngang và đi xuống là trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Thường xuyên kiểm tra cân nặng và chiều cao để biết tình trạng phát triển của trẻ (ảnh minh họa)

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, các bà mẹ cần tăng lượng dầu hoặc mỡ trong bữa ăn cho trẻ; mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Thức ăn của trẻ nên nấu đặc, vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp, nhưng nhớ là đừng nấu quá đặc. Bên cạnh đó là tăng số bữa ăn cho trẻ như cho ăn thêm bữa phụ. Sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống bù nửa ly sữa hoặc nửa hũ yaourt, nửa quả chuối hay một cái bánh tây; như vậy sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn là ép trẻ ăn hết khẩu phần cơm hoặc cháo.

Tại sao lại cho ăn một nửa mà không phải là một? Các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng cho rằng: điều này có ý muốn nói rằng cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Nếu ép ăn quá thì trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất “sợ ăn” dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt, trẻ suy dinh dưỡng nên được ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ. Thức ăn cho trẻ nên đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ ăn cả xác và nước thực phẩm. Khi chế biến, các bà mẹ chú ý phải xắt nhỏ hoặc tán nhuyễn, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn lạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt, cá, cua, tép, rau, củ. Chú ý cho trẻ ăn những thực phẩm giàu chất đạm, vitamin A và canxi.

Bác sĩ lưu ý các bà mẹ không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ, vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong nước. Mặt khác, nước trái cây thường được uống với đường mà đường là chất ngọt sẽ làm trẻ no giả,  không muốn ăn bữa chính. Khi đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần được bổ sung một số vi chất dinh dưỡng như vitamin và muối khoáng.

Việc sử dụng loại thuốc nào với liều lượng bao nhiêu thì phải theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con, vì tuy là “thuốc bổ” nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây hậu quả không tốt cho sức khỏe  của trẻ.

Danh mục bài viết Mẹ và Bé

Đang tải dữ liệu loading