Thực đơn tuần cho bé 8-9 tháng tuổi

Thứ Năm, 08/11/2012 09:46

117,747 xem

0 Bình luận

(0)

3241

Ở giai đoạn 8-9 tháng tuổi các mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất như chất đạm, rau, củ, quả, tinh bột... để bé có thể phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách chế biến hay bổ sung thực đơn cho trẻ đúng cách. Dưới đây, Amthuc365.vn xin chia sẻ bí quyết chăm sóc cũng như thực đơn tuần cho trẻ từ 8-9 tháng tuổi, các mẹ hãy bổ sung vào sổ tay để chăm sóc con bạn tốt hơn nhé!

Ở độ tuổi 8-9 tháng bé cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để có thể phát triển một cách cân đối.

Ảnh minh họa (internet)

Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm sau:

Đạm: thịt ức, đùi gà, phi lê bò, cá hồi, đậu hũ, thịt heo, sữa chua, phô mai tươi (home made), chedda chesse, các loại họ đậu; lòng đỏ trứng.

Các loại rau củ: cà rốt, cà chua, bông cải xanh, bó xôi, bí ngòi, đỗ, đậu Hà Lan, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, hành tây, tỏi tây, củ cải, ớt ngọt các loại.

Hoa quả: cam, chuối, táo, lê, cherry, dưa hấu, xoài, đu đủ, dâu tây, việt quất, bơ; mận, nho, mơ khô.

Tinh bột: gạo, bánh mì, pasta (hình sao, hình con sò), bột ăn liền.

Chất béo: bơ lạt, dầu gấc, chedda chesse và phô mai.

Một số món ăn:

Ảnh minh họa (internet)

Món dặm chính: Cá hồi xốt cam, cá hồi cà rốt và cà chua, gà nấu táo + khoai lang, gà nấu khoai tây + bí ngòi; gà nấu với xốt cà chua, bò hầm khoai lang; đậu hũ với táo nghiền nhừ; pasta với bò/gà và các loại rau củ; cháo trắng gạo vỡ/bánh mì nghiền với trứng/thịt heo/thịt gà ăn kèm với rau nghiền…

Món ăn dặm sau đó bù sữa: súp khoai lang + đậu Hà Lan nghiền; táo, mơ khô và đậu hũ nghiền; súp khoai tây, đậu Hà Lan và bí ngòi; táo nghiền trộn phô mai tươi; súp khoai tây + ớt ngọt; súp cà rốt + cà chua; bột ăn liền...

Món snack: các loại hoa quả có vị ngọt trộn với sữa chua; nước ép hoa quả, phô mai tươi trộn với táo/lê nghiền; phô mai tươi; bánh gạo dài/hình sao; bánh quy.

Nước dùng: Nấu nước dùng để chế biến món ăn tại chỗ hoặc để đông đá, sau đó có thể giã đông để ăn cùng với các bữa cháo hoặc các món súp nấu đặc cần bổ sung thêm nước. Bạn có thể nước dùng rau củ quả ngon, ngọt và thơm hay nước dùng gà dùng gà, xương

Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này một ngày các bạn cần cho bé ăn như sau:

- Ở lứa tuổi này sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 500-600ml sữa (trong đó có thể bao gồm sữa mẹ, sữa ngoài, sữa chua, tập cho bé ăn phô mai, váng sữa...).

- 2-3 bữa bột bao gồm đủ 4 nhóm chất: chất bột (gạo, đỗ...) chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua...), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả). Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.  

- 1-2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả.

Trong đó lượng thực phẩm trong một bữa bột cho bé ở lứa tuổi này là: 20-25g bột, 20-30g chất đạm, 10-15g rau xanh, 10g dầu ăn.

Thực đơn mẫu cho bạn:

Giờ

Thứ 2, 4

Thứ 3, 5

Thứ 6, CN

Thứ 7

6h

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

8h

Bột/cháo thịt heo

Bột/cháo thịt gà

Bột/cháo thịt bò

Bột/cháo trứng

10h

Chuối tiêu 1 quả

Đu đủ: 200g

Hồng xiêm 1 quả

Xoài: 200g

11h

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

14h

Bột/cháo trứng

Bột/cháo cua

Bột/cháo tôm

Bột lạc


16h

N­ước cam:
Cam 100g
đường: 5 (1thìa)

Nư­ớc cam:
Cam 100g
đường: 5g (1thìa)

Nư­ớc cam:
Cam 100g
đường: 5g (1thìa)

N­ước cam:
Cam 100g
đường: 5g (1thìa)

18h

Bột/cháo cá

Bột/cháo đậu xanh bí đỏ

Bột/cháo thịt gà

Bột/cháo gan (gà, heo)

19h đến sáng hôm sau


Bú mẹ


Bú mẹ


Bú mẹ


Bú mẹ

Bảo Thanh tổng hợp
Amthuc365.vn

Danh mục bài viết Mẹ và Bé

Đang tải dữ liệu loading