Đề Phòng Ngộ Độc Thực Phẩm Ngày Hè

Thứ Bảy, 26/06/2010 03:53

1,121 xem

0 Bình luận

(0)

1190

Là một người nội trợ trong gia đình, ngoài việc phải quan tâm tới cách thức chế biến món ăn ra sao bạn còn cần phải lưu ý đến mức độ ăn tòan thực phẩm, để phòng tránh nguy cơ bị ngộ độc.

Vậy bạn đã biết cách bảo vệ gia đình khỏi nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày hè chưa?

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng do ăn phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc. Các biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc là:

- Nôn mửa

- Tiêu chảy

- Chóng mặt

- Sốt

- Đau bụng

Loại vi khuẩn nào gây ngộ độc thực phẩm?

Khi ăn những loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thức ăn chưa được nấu chín kỹ, các món gỏi, rau chưa được rửa sạch… bạn sẽ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

Nguyên nhân là do thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm có thể tồn tại ở khắp mọi nơi trong không khí, đó là những loại vi khuẩn có tên dưới đây:

- Salmonella

- Listeria

- Campylobacter

- E.coli

Đối tượng nào dễ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm?

- Ăn thịt gỏi hay thịt chưa chín kỹ.

- Ăn cá và hải sản (sò, chai, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ.

- Ăn các món có trứng gà chưa hoàn toàn được nấu kỹ

- Ăn các món gỏi

Đề phòng ngộ độc thực phẩm ngày hè - amthuc.sao.vn

- Ăn một số loại rau sống như cải bruxen, đậu.

- Uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.

Bí kíp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

- Chỉ ăn thực phẩm đã chín kỹ. Cách hiệu quả hàng đầu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm là nên chú ý khi mua thực phẩm cần chọn các thực phẩm tươi tốt, tránh dùng thực phẩm kém chất lượng, không dùng thực phẩm đã quá hạn sử dụng.

Thực phẩm chưa chế biến cần được bảo quản kỹ lưỡng.

- Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm và thường xuyên giữ sạch tay trong quá trình chế biến, rửa tay sau khi đi vệ sinh.

- Làm chín thức ăn ở nhiệt độ thích hợp:Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc.

Muốn khẳng định chắc chắn xem thực phẩm đó có được nấu chín ở nhiệt độ an toàn hay không, bạn có thể sử dụng nhiệt kế đo độ để kiểm tra.

Theo ý kiến từ phía các chuyên gia khuyên bạn, thức ăn an toàn là khi được nấu chín ở nhiệt độ 60 – 100 độ C.

- Đối với dụng cụ chế biến cần rửa lần đầu bằng xà phòng với nước ấm 450độ C-500 độ C, rửa lại lần hai bằng nước ấm như trên.

- Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách: Các loại vi khuẩn gây hại tiềm ẩn trong thực phẩm sẽ phát tán rất nhanh nếu không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.

Thực phẩm sau khi mua khoảng 2 giờ tại các cửa hàng hay siêu thị cần được bảo quản lạnh. Còn nếu ở điều kiện nhiệt độ phòng (khoảng 32 độ C), trong vòng 1 giờ thì các loại thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh.

Đối với các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản có thể dự trữ trong ngăn đá của tủ lạnh khoảng 2 ngày, còn đối với thịt bò, thịt bê, thịt cừu thì có thể 3 - 5 ngày.

Nếu bị ngộ độc nặng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh để đến khi quá muộn.


Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading