Nước dùng bún bò làm từ hóa chất

Thứ Ba, 28/05/2013 08:26

1,832 xem

0 Bình luận

(0)

1685

Trong vai một người bán bún bò, sáng sớm chúng tôi chuẩn bị ít túi dứa loại nhỏ đến chợ tìm mua gia vị để chế nước lèo bún bò siêu tốc. Tức là chỉ cần một gói gia vị màu trắng bỏ vào nồi nước sôi thì người bán không cần phải phải ninh xương làm nước lèo nữa. Chủ sạp hàng ở dãy E tên M.T đon đả cho biết: "Cưng mua loại đường tây này đi, có 200.000/bịch 500g thôi nhưng nấu được 30 nồi nước lèo đấy, khỏi phải hầm xương chi cho mệt, cứ nấu nước sôi rồi thả gói bột này vào là có ngay nồi nước lèo bún bò đúng chất".

Quan sát bịch đường "Tây" này chúng tôi phát hiện ra nó xuất xứ từ... Trung Quốc. Cụ thể, bên ngoài ghi hoàn toàn bằng tiếng Trung, hạt đường nhỏ mịn như cát và không có hạn sử dụng, thành phần hay nơi sản xuất.

Nhón 1 ít đường Tây đưa lên tay gửi thử có mùi nồng nồng và hơi váng đầu. Hỏi chủ quán đường Tây này lấy từ đâu, chủ sạp M.T cho biết: "Hàng nhập cao cấp mới bán giá 200.000 đồng/500 gram nên cư cứ yên tâm sử dụng, nhiều người mua lắm rồi, chị bỏ mối cho nhiều quán lẩu lắm".



Trò chuyện thêm với chủ sạp, chúng tôi được biết loại đường "Tây" này bán rất đắt hàng vì ngoài bún bò nó còn được cho vào nồi hủ tiếu, bún riêu... nữa. Người bán chia sẻ thêm: "15-20.000 đồng một bán bún bò rồi rau thơm, chanh ớt, khăn giấy... Nếu mua xương bò về ninh thì làm gì có lãi? Mua cân đường "Tây" về quăng vô nồi, khuấy lên chờ sôi, đem bỏ thịt bò thái sẵn, ớt, quế... vào nữa là thành nồi nước lèo ngon ngọt ngay".

Sau khi mua xong bịch đường "Tây" giá 200.000 đồng, chúng tôi  tiếp tục theo chân một chị bán bún bò gần chợ với mong muốn xem tận mắt công dụng của loại đường siêu tốc này. Sau một hồi năn nỉ, chị Nh cũng đồng ý cho chúng tôi xem cách pha chế từ đường thành nước lèo như thế nào.

Đầu tiên, chị Nh đun sôi nồi nước 50 lít, sau đó bỏ thêm 6 hạt đường vào hầm 1 lúc cho sôi lại, mở vung cho chúng tôi nếm thử thì ngon, ngọt y  như hầm 20 kí xương bò. Chị Nh nói thêm: "Nêm loại  này không cần nêm thêm đường cát hay bột ngọt gì cả vì nồi nước lèo cũng đã ngọt lừ rồi".

Chị Nh bảo mỗi ngày chị bán gần 500 bát bún bò, với 50 lít nước này thì tha hồ dùng. "Chứ mua xương heo ninh thì biết bao nhiêu cho đủ? Xương nào mà ngon, ngọt được nhiều thế? Buôn bán thế lấy đâu ra lãi". Sau đó chị Nh cho thêm một túi hương liệu khác để tạo mùi thơm của thịt bò cho nồi nước lèo và sơ chế rau qua loa để chuẩn bị mở hàng.

"Chuyện thường ngày ở huyện"

Trao đổi với chúng tôi về chuyện mua bán gia vị nấu bún bò công khai nhưng quán vẫn đông khách thì người dân xung quanh cho biết: "Đây là chuyện thường ngày ở huyện". Dì Bảy, một người chuyên bán bún bò gần chợ  chia sẻ thêm: "Bán vầy thất đức lắm nhưng vì miếng cơm manh áo đành chịu thôi con".

Hiện loại đường "Tây" dùng làm nước lèo cho nồi bún bò chưa ai xác định được thành phần, tác hại ra sao... Tuy nhiên, hàng ngày ăn những bát bún bò và nuốt phải những loại hóa chất này, không ít thì nhiều nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo các bác sĩ ở trung tâm chống độc TP.HCM thì màu hè là thời điểm số bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tăng cao. Vì vậy người dân nên hạn chế ăn các loại thức ăn không rõ nguồn gốc, đường phố vì đó là nơi rất dễ bị nhiễm khuẩn, quy trình chế biến và bảo quản đều không đảm bảo. Không nên ăn thức ăn ôi thiu, hoặc để lâu ngày mà không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

Mọi người phải tự bảo vệ sức khỏe của bản thân mình chứ không thể trông chờ vào lực lượng chức năng. Họ không thể đủ nhân lực để kiểm soát những trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm khi người bán vì lợi nhuận bất chấp tất cả và người tiêu dùng vẫn thờ ơ với sức khỏe của chính mình.

Theo Afamily

Danh mục bài viết Tin Ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading