Món ăn từ hoa: Ngon mà bổ

Thứ Hai, 06/04/2009 09:26

2,629 xem

0 Bình luận

(0)

4904

Hoa cũng có giá trị dinh dưỡng cao. Đổi thực đơn với hoa để thêm màu sắc và sức hấp dẫn cho bữa ăn.Hoa cũng có giá trị dinh dưỡng cao. Đổi thực đơn với hoa để thêm màu sắc và sức hấp dẫn cho bữa ăn.

Nhiều người cho rằng hoa là loại "sớm nở, tối tàn", tuổi thọ của chúng ngắn như vậy, thành phần dinh dưỡng chắc cũng chẳng bao nhiêu. Tuy nhiên ngược với suy nghĩ đó, thành phần dinh dưỡng của các loại hoa khá phong phú. Chúng cho ta năng lượng, protein, carbohydrate, chất xơ, calcium, phosshor, sắt, cá vitamin B1, B2, PP và C hay beta-carotene… Thêm vào đó, mỗi loại hoa còn có một số lợi ích khác.

Hoa chuối



Đây là cách gọi của người miền Bắc, người miền Nam thường gọi là bắp chuối. Hoa chuối thường có màu tím.

Hoa chuối hay được dùng để chế biến các món gỏi, nấu canh chua, hoặc dùng làm rau ăn kèm bún bò cũng rất ngon. Nhiều người còn rán hoa chuối lên để dùng như một món chay. Trong hoa chuối chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và lợi tiểu.

Hoa sen

Hoa sen không dùng để nấu ăn như các loại hoa khác nhưng tách ra từng phần và mỗi phần như nhụy sen, tim sen, ngó sen… đều có công dụng riêng.

Nhụy sen giúp thông thận, cầm máu, tim sen giúp an thần, trị chứng cao huyết áp. Khi ăn hạt sen bạn nên giữ lại lớp lụa bọc bên ngoài vì chúng có tính mát, trị tiêu chảy. Hạt sen giúp bổ tì, bổ thận.

Hoa thiên lý



Hoa thiên lý còn gọi là dạ ly hương, không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn dinh dưỡng mà còn được xem là một bài thuốc.

Theo các bài thuốc dân gian, hoa thiên lý rất mát và bổ, trừ được giun kim, giải nhiệt, an thần. Trong thành phần của hoa thiên lý có chất xơ, đạm, các loại vitamin C, B1 và nhiều khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe.

Bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ hoa thiên lý. Vị ngọt của hoa thiên lý rất hợp để nấu các món canh đơn giản với thịt lợn, xương hay hầm với giò lợn rất ngon. Hoa thiên lý nấu cua cũng là một món ăn khá lạ miệng. Ngoài ra, hoa thiên lý xào thịt bò hay dùng chung với các món lẩu cũng rất đặc sắc.

Hoa kim châm

Loại hoa này không chỉ ăn tươi mà còn có thể phơi khô và bảo quản được trong một thời gian dài. Nếu ăn tươi, hoa hơi giòn, xào với tôm sú, thịt bò… khá ngon. Để khô, hoa dai hơn, thích hợp để hầm thuốc Bắc chung với nấm, thịt gà… Theo dân gian, hoa kim châm có vị ngọt, là một vị thuốc giúp lợi tiểu.

Hoa hẹ



Thông thường được gọi là bông hẹ. Loại hoa này thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày bởi vì thơm thanh nhẹ, màu sắc tươi, nhìn món ăn đẹp và dễ chế biến.

Hoa hẹ màu trắng, nấu canh với đậu phụ non ăn để giải nhiệt.

Hoa a-ti-sô

Khi nhắc đến a-ti-sô, mọi người thường nghĩ ngay đến đấy là một vị thuốc, một loại trà thanh nhiệt, giải độc.

Thành phần dinh dưỡng của a-ti-sô giàu vitamin và khoáng chất. A-ti-sô tốt cho hệ tiêu hóa, chúng còn giúp giảm cholesterol và giảm lượng đường trong máu…

Hoa a-ti-sô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, kích thích tiêu hóa, làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Ngoài ra, a-ti-sô cũng có khả năng lọc sạch các độc tố trong gan, làm mát gan, giải nhiệt… Nhờ công dụng này, a-ti-sô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn. Một số người còn dùng a-ti-sô như một loại nước tắm chăm sóc da.

Với nhiều công dụng như trên, các loại hoa đã được con người sử dụng làm món ăn. Tuy nhiên, để tránh ngộ độc và đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Chúng ta chỉ nên ăn các loại hoa quen thuộc. Các loại hoa mà bạn không chắc có thể ăn được, xin đừng thử!

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading