Chữa bệnh bằng dấm

Thứ Hai, 23/06/2014 11:26

2,204 xem

0 Bình luận

(0)

1637

Giấm là gia vị hỗ trợ đắc lực cho các bà nội trợ trong việc bếp núc. Và tác dụng trị bệnh của giấm có thể làm chúng ta ngạc nhiên.

Chữa bệnh bằng dấm 1

Dưới đây là cách sử dụng giấm để điều trị một số bệnh thông thường.

1. Nhiễm trùng tai cấp tính

Nhiễm trùng tai cấp tính do nước thâm nhập vào ống tai có thể làm cho bạn cảm thấy ngứa, đau đớn và rất khó chịu. Bạn nên dùng máy sấy tóc để làm khô nước trong lỗ tai ngay sau khi đi bơi, tắm dưới vòi sen hay ngâm mình trong bồn tắm. Nếu bạn cảm thấy ngứa và khó chịu, hãy thử nhỏ vài giọt giấm trắng vào trong ống tai.

Hãy đảm bảo rằng giấm trắng được thấm sâu vào trong ống tai rồi để cho nó thoát hết ra ngoài bằng cách lắc đầu của bạn một chút. Hãy thực hiện động tác như trên trong khoảng 5 ngày để đạt được kết quả như mong đợi.

2.  Chảy máu cam

Có rất nhiều cách để khắc phục hiện tượng mũi bị chảy máu cam và giấm là một trong số cách làm hữu ích đó. Bạn chỉ cần dùng bông gòn vô trùng nhúng vào giấm trắng rồi cho vào lỗ mũi.

3.  Ho

Chữa bệnh bằng dấm 2

Nếu bạn bị ho liên tục và làm cho mọi người trong gia đình phải thức giấc lúc nữa đêm, hãy cho vài giọt giấm táo vào một miếng vải và lót nó ở dưới đầu của bạn trong khi ngủ sẽ cải thiện được tình hình.

4. Viêm họng

Có 3 cách để điều trị viêm họng bằng giấm là: súc miệng, uống và thoa lên cổ họng. Nếu bạn thực hiện luôn 3 cách nói trên thì chứng viêm họng sẽ được chữa lành nhanh chóng.

Nếu dùng giấm để súc miệng, hãy pha 1 muỗng cà phê giấm táo với 1 ly nước ấm rồi súc miệng khoảng 10 giây, nên thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày.

Nếu dùng giấm để uống, hãy trộn 4 muỗng cà phê giấm táo với 4 muỗng cà phê mật ong và 1 ly nước ấm, cứ uống 1 lần sau mỗi 4 tiếng đồng hồ.

Nếu dùng giấm thoa lên cổ họng, hãy dùng miếng vải ngâm vào nước ấm, vắt cho ráo nước, cho 2 muỗng canh giấm táo lên rồi đặt miếng vải lên trên cổ họng. Hãy giữ miếng vải nằm trên cổ họng thật lâu để các hoạt chất trong giấm thấm sâu vào cổ họng và hút các chất độc ra ngoài cơ thể.

5. Nghẹt mũi

Khi bị nghẹt mũi, phương pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này là thoa dầu bạch đàn lên khăn tay rồi hít sâu vào mũi. Nhưng nếu bạn nhỏ thêm vài giọt giấm vào khăn tay nữa thì rất tốt, nó sẽ giúp cho mũi của bạn sạch khuẩn và ngăn chặn vi khuẩn ngoài không khí thâm nhập vào cơ thể.

Chữa bệnh bằng dấm 3

6. Hạ cholesterol

Ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu là những thói quen làm tăng mức độ cholesterol trong cơ thể, dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch. Trong giấm có chứa axít và khoáng chất tự nhiên giúp làm giảm cholesterol một cách hiệu quả. Bạn nên cho vài giọt giấm vào các loại nước ép cũng có tác dụng giảm cholesterol trong máu như nước ép táo, nam việt quất và nho. Hãy uống chúng mỗi ngày và lượng cholesterol trong cơ thể của bạn sẽ giảm đáng kể.

7. Viêm khớp

Giấm táo cũng có tác dụng giảm đau và trị viêm khớp rất tốt. Bạn chỉ cần pha 1 muỗng cà phê giấm táo vào 1 ly nước lớn rồi uống. Theo thời gian, bạn có thể tăng liều lượng 2 muỗng cà phê giấm táo pha với nước rồi uống sau bữa ăn khoảng vài lần trong ngày, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tình. Hãy thường xuyên uống nước giấm táo, bạn sẽ thấy kết quả cải thiện rất đáng kể.

8.  Lưu thông máu

Giấm cũng có tác dụng làm loãng máu bởi lượng axít axetic trong nó giúp khôi phục lại thuộc tính kiềm của vòng tuần hoàn. Tuy nhiên, những người bị bệnh tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng giấm để kích thích sự lưu thông máu. Bởi lẽ, giấm có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng đối với thuốc trị bệnh tim. Chỉ cần pha 1 muỗng cà phê giấm với 1 ly nước ấm rồi uống sau mỗi bữa ăn là có thể cải thiện vòng tuần hoàn máu cho cơ thể.

Chữa bệnh bằng dấm 4

9. Khử mùi hôi chân

Ngâm chân trong một chậu nước ấm có pha 4 muỗng canh cà phê giấm trắng khoảng 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút. Tiếp tục làm như vậy trong 10 ngày thì mùi hôi chân sẽ sớm tan biến.

10. Nấm móng tay và chân

Cắt phần móng bị nấm mốc rồi ngâm tay hoặc chân vào hỗn hợp giấm trắng pha loãng với nước ấm trong khoảng 10 phút. Thường xuyên thực hiện động tác nói trên sẽ mang lại kết quả trị nấm móng như mong muốn.

11. Giãn tĩnh mạch

Bạn có thể trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng cách thoa giấm trực tiếp lên tay chân bị giãn tĩnh mạch rồi xoa bóp đều khoảng 3 lần / ngày. Bạn cần kiên trì mới đạt được kết quả tốt nhất.

12.  Chuột rút

Khi bị cơn chuột rút tấn công bất ngờ và gây đau đớn cho cơ thể, hãy thoa giấm trắng lên vùng da bị tổn thương sẽ làm xoa dịu các cơn đau.

13. Tay chân nhức mỏi

Mang giày cao gót, đi đứng nhiều, vận động tay chân liên tục sẽ khiến cho các cơ bắp bị chai cứng và mệt mỏi. Hãy xoa bóp cơ bắp bằng giấm táo để giúp cơ bắp được thư giãn và bớt nhức mỏi.

14.  Mất ngủ

Pha 2 muống canh giấm táo với 2 muỗng canh mật ong cùng với một ly nước ấm, uống trước khi đi ngủ sẽ cải thiện chứng mất ngủ khá tốt.

Chữa bệnh bằng dấm 5

15.  Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiệm vụ của đường tiết niệu là hỗ trợ việc loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể nên rất cần lượng axít lớn. Dưới tác động của môi trường, việc tiêu thụ cà phê, mắc bệnh viêm nhiễm…sẽ làm thiếu hụt lượng axít cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường nên khi đi tiểu sẽ thấy khó chịu. Giấm có khả năng khôi phục lại độ pH trong cơ thể, giúp cân bằng lượng axít để cơ thể hoạt động bình thường. Hãy pha loãng giấm với nước ấm rồi uống sẽ thấy đỡ lên rất nhiều.

16.  Sỏi thận

Sỏi thận hình thành do sự tích tụ của axít uric và canxi, làm cho đường tiết niệu bị cản trở và gây đau đớn. Giấm có khả năng giải thể lượng axít uric và canxi dư thừa một cách tích cực, sẽ giúp làm giảm sự tích tụ của chúng ở trong thận một cách hiệu quả. Bạn có thể rắc vài giọt giấm vào món salad trộn để ăn hoặc pha loãng giấm với nước ấm để uống.

17.  Chứng khó tiêu

Trộn 2 muỗng canh giấm và ½ muỗng canh trà xanh rồi cho vào bình nước, đun sôi, để nguội rồi uống. Bạn có thể sử dụng trà bạc hà vì nó hỗ trợ tiêu hóa rất tốt và cũng rất có lợi dạ dày yếu.

Chữa bệnh bằng dấm 6

18. Nổi mề đay

Hòa tan 1 muỗng canh đường nâu, 1 muỗng cà phê gừng tươi xay nhuyễn, ½ chén giấm táo với 1 chén nước ấm. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị nổi mày đay khoảng 2 lần/ngày.

19.  Viêm nướu và hôi miệng

Súc miệng với giấm hàng ngày sẽ giúp làm giảm chảy máu nướu răng và khử mùi hôi của hơi thở. Tuy nhiên, bạn phải súc miệng lại nước sạch cho thật kỹ để tránh axít acetic trong giấm có thể làm hỏng men răng.

20. Trị ốm nghén

Chữa bệnh bằng dấm 7

Phụ nữ mang thai cũng có thể pha 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê giấm táo với 1 ly nước rồi uống để trị ốm nghén.

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading