Thưởng thức món sông núi miền cao Tây Nguyên

Thứ Sáu, 05/06/2015 11:17

2,399 xem

0 Bình luận

(0)

1288

Sống giữa núi rừng hoang vu, con người nương tựa vào thiên nhiên để sống. Các món ăn thường sử dụng nguyên liệu từ cây rừng, lá rừng và cá sông, cá suối. Sự kết hợp thú vị đã biến món ăn dân dã thành đặc sản, hấp dẫn khách phương xa.

Khi nghe món sông núi miền cao, thực khách thường nghĩ đến sự kết hợp giữa đặc sản núi rừng và sông suối để tạo nên món ăn. Nếm thử mới thấy sự hài hòa của thiên nhiên hoang dã trong món ăn và đó cũng là những món bình dân, quen thuộc của người dân bản địa. Một trong số đó là sự kết hợp giữa cá lăng và măng chua khiến những ai đã nếm qua đều phải nhớ.

Món sông núi miền cao Tây Nguyên

Cá lăng là loài cá da trơn rất phổ biến trên dòng Serepok huyền thoại của cao nguyên bazan đỏ rực. Nghề săn bắt cá lăng cũng từ đó hình thành, và chỉ có những người đàn ông khỏe mạnh, gan dạ mới có khả năng bám nghề. Họ phải lao mình vào dòng nước xiết, chui vào các hốc đá dưới lòng sông hung hãn để dụ cá mắc câu. Mỗi chuyến đi kéo dài cả tháng. Có khi bị lũ bất ngờ, thợ săn cá lăng phải nương theo dòng chảy rồi bám trụ đâu đó, chờ lũ qua đi mới tìm đường về nhà. Nghề cực là thế nhưng người ta vẫn bám trụ bởi cá lăng có giá trị kinh tế rất cao.

Sống trong môi trường nước chảy xiết và địa hình ghềnh thác nên các loài cá da trơn ở đây rất khỏe, thịt dai và ngọt. Đặc biệt, cá lăng trên sông Serepok cho thịt chất lượng hơn so với cá lăng sống ở các hồ lớn hay dòng sông bằng phẳng. Bởi chất lượng tuyệt vời đó, cá lăng chỉ cần nấu đơn giản với măng chua, nêm thật ít gia vị là đã có được món ăn ngon lành. Các thợ nấu người Kinh cho thêm rau mùi (ngò gai, rau quế, ngò om) và cà chua vào để thêm màu sắc, tăng tính hấp dẫn của món ăn. Khi múc ra tô, cho thêm chút hành phi và thật nhiều ớt. Ăn vào mướt mồ hôi.

Danh mục bài viết Văn hóa ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading