Ăn gì để ngừa nhiệt miệng?

Thứ Năm, 09/07/2015 02:30

1,325 xem

0 Bình luận

(0)

3115

Nhiệt miệng hay léo miệng gây đau đớn, khó chịu nhất là khi ăn uống. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị bệnh nhiệt miệng như do sâu răng, viên lợi, thiếu hụt các vitamin B12, C và chất sắt... Thực hiện những cách dưới đây sẽ giúp bạn chữa khỏi nhiệt miệng.

1. Sữa chua

Sữa chua

Theo Livestrong, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, giúp chống lại các vi khuẩn gây hại. Do vậy, ăn sữa chua có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các vết loét mới trong miệng.

2. Nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn, giúp vết loét mau lành. Bạn nên hòa tan 1 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm. Dùng nước muối này súc sạch khoang miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra, làm như vậy 4-5 lần/ngày.

3. Hạt rau mùi

Hạt rau mùi có đặc tính chống viêm, sát trùng, kháng nấm, rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng.

Bạn có thể đun 1 thìa hạt rau mùi cùng 200 ml nước để sôi trong vài phút. Sau đó, bỏ hạt và dùng nước rau mùi súc miệng 3-4 lần/ngày.

4. Rau húng quế

Húng quế có tính kháng khuẩn, giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Bạn nên nhai kỹ lá húng quế rồi uống vài ngụm nước, làm như vậy 6 lần/ngày.

5. Mật ong

Mật ong

Mật ong có tính sát trùng, kháng khuẩn, giúp vết loét giảm sưng, đỡ đau và mau lành. Bạn có thể trộn đều 1 thìa cà phê mật ong với 1/4 thìa cà phê bột nghệ. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên vết loét, để trong vài phút rồi súc miệng sạch bằng nước ấm, làm như vậy 2 lần/ngày.

6. Nha đam

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhựa nha đam có tính sát khuẩn, chống viêm, do vậy nó là một phương thuốc hiệu quả cho các vết loét miệng. Bạn nên cắt lá nha đam để lấy nhựa, rồi bôi vào vết loét ngày 3-4 lần.

Theo Lê Loan 

Danh mục bài viết Cẩm nang hữu ích

Đang tải dữ liệu loading