Dọc mùng và những điều cần lưu ý

Thứ Hai, 13/07/2015 04:54

2,513 xem

0 Bình luận

(0)

1181

Dọc mùng (còn gọi là bạc hà) ngoài những giá trị dinh dưỡng cũng như những tính chất dược lý có trong thành phần của dọc mùng thì dọc mùng cũng có những hạn chế nhất định mà bạn cần biết và tránh.

Cây dọc mùng (phía Nam gọi là bạc hà) là một loại cây được sử dụng nhiều làm thực phẩm. Người ta thường nhớ đến dọc mùng trong các món ăn có vị chua hoặc để giảm bớt cảm giác ngán khi ăn những món ăn giàu chất đạm.

Cây dọc mùng

Cây dọc mùng

1. Dinh dưỡng của dọc mùng

Trong 100g dọc mùng có chứa 95g nước, 0,25g protein, 3,8g carbohydrat (bột đường). Ngoài ra, dọc mùng còn chứa 25mg phốt pho, 300mg kali, 48mg canxi, 16mg magiê, 0,03mg đồng, 0,4mg sắt, 0,012mg B1, 0,013mg B2, 0,013mg PP, 3mg sinh tố C và cho 14Kcalo. Đặc biệt, trong dọc mùng chứa nhiều chất xơ giúp thấm hút chất béo, cholesterol ở trong ruột, đồng thời cản trở sự hấp thụ cholesterol.

2. Dược tính của dọc mùng

Theo y học cổ truyền, dọc mùng có vị nhạt, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải khác. Trong Đông y thường dùng dọc mùng phơi khô héo gọi là phùng thụ can. Phùng thụ can có tác dung thanh nhiệt, giải chất béo rất tốt. Một số căn bệnh có thể sử dụng dọc mùng làm thuốc để trị như:

- Chữa bệnh cảm sốt: Khi bắt đầu có những triệu chứng cảm sốt như ho, đau họng dùng phùng thụ can sắc kỹ thật đặc, uống khi còn nóng.

- Chữa bệnh sởi: Dùng 40g phùng thụ can sắc kỹ lấy nước cho người bệnh uống. Ngoài ra, nên tăng cường ăn dọc mùng đối với những bệnh nhân béo phì, huyết áp cao, đái tháo đường...

3. Cẩn thận khi ăn dọc mùng

Nhiều nghiên cứu cho rằng dọc mùng có quan hệ mật thiết với bệnh gút. Nhiều trường hợp bệnh gút bộc phát sau khi ăn rất nhiều dọc mùng đã chứng tỏ mối liên hệ này. Dọc mùng làm tăng lượng acid uric trong máu khiến cho bệnh bộc phát hoặc tăng nặng.

Để đưa ra nhận xét về tác hại của dọc mùng, các nhà khoa học đã nghiên cứu, khảo sát thói quen ăn uống của 50 người có lượng acid uric trong máu cao. Những người này không có những thói quen sinh hoạt xấu như uống bia, lạm dụng thịt mỡ...

Kết quả cho thấy

37 trong số 50 người ăn canh chua tối thiểu 4 lần/tuần, 13 người ăn canh chua tối thiểu 2 lần/tuần. Những người ăn canh chua không có dọc mùng tỉ lệ tăng acid uric trong máu chỉ khoảng 15%. 7/10 trường hợp bệnh nhân lên cơn đau kèm theo những triệu chứng của bệnh gút như sưng nóng đỏ các khớp sau một bữa ăn có món canh chua dọc mùng.

Bởi vậy, những người có tiền sử bệnh gút hoặc nguy cơ bị bệnh gút nên thận trọng khi ăn dọc mùng. Những người khỏe mạnh cũng không nên quá lạm dụng món ăn vừa miệng này.

Theo Gia đình.net.vn

Danh mục bài viết Sức khỏe gia đình

Đang tải dữ liệu loading