Đừng nghĩ ăn nhiều tỏi sẽ tốt cho sức khỏe

Thứ Tư, 04/05/2016 03:45

3,044 xem

0 Bình luận

(0)

3597

Lâu nay, tỏi được biết đến như một loại thực phẩm chức năng đặc biệt, phòng ngừa được nhiều bệnh, nhất là chữa trị cao huyết áp. Nhiều người đã sử dụng lượng tỏi khá lớn mỗi ngày để trị bệnh này. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, tỏi cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

Tỏi là thực phẩm nhưng nếu được sử dụng đúng cách thì tỏi là một vị thuốc quý.

Bác sĩ Nguyễn Trường Sơn, Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Lê Lợi đã từng phải tư vấn cho không ít bệnh nhân về tác dụng của tỏi khi nhiều người sau thời gian sử dụng tỏi để chữa cao huyết áp bất thành. Theo bác sĩ Sơn, không phải ai cũng có thể sử dụng tỏi như một loại thuốc chữa bệnh, mà tùy vào cơ địa của từng người mà có sự điều chỉnh khác nhau. Tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp cho những bệnh nhân bị cholestorol trong máu tăng cao. Tỏi dùng liều cao có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối và giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn, tỏi “dọn đường” cho máu lưu thông, loại trừ cholesterol bám trên thành mạch từ đó giúp hạ huyết áp nhưng đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp, cách tốt nhất vẫn đến khám các bác sĩ và được tư vấn cách sử dụng thuốc hạ huyết áp, cách phối hợp với các chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên như tỏi. Tuyệt đối không nên tự ý bỏ thuốc hạ huyết áp và dùng tỏi đơn độc để điều trị tăng huyết áp vì như thế dễ gây tai biến không lường trước.

Theo đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, hơi có độc đi vào 2 kinh can, vị. Tỏi có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát trùng, giải độc, tiêu nhọt, hạch. Tỏi được sử dụng như một vị thuốc. Thường dùng tỏi ta (Việt Nam) củ nhỏ tác dụng tốt hơn tỏi Trung Quốc củ to.

Trên thực tế, có những trường hợp sử dụng tỏi hoặc rượu tỏi để chữa cao huyết áp nhưng sau khi giảm một thời gian, huyết áp đã cao trở lại. Do đó, việc dùng lâu dài cần phải có sự linh động, gia giảm tùy theo cơ địa hàn hay nhiệt và tình hình bệnh lý của mỗi người, đặc biệt theo đông y ở những người âm hư nội nhiệt không nên dùng. Tỏi cũng có tính kích ứng dạ dày cao, nên những người bị viêm loét dạ dày không nên dùng nhiều, không ăn tỏi lúc đói. Thậm chí, có người sau thời gian sử dụng tỏi để chữa bệnh đã khiến chức năng gan suy giảm do tính nóng của tỏi và cơ địa dị ứng. Tỏi tươi có khả năng hủy hoại tinh trùng nên ở những người trong độ tuổi sinh đẻ nếu ăn quá nhiều sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Theo bác sĩ Sơn, trong trường hợp sử dụng được, người bệnh nên giảm dần liều dùng sau khoảng 2 đến 3 tuần và lưu ý có thể ngưng sử dụng trong 1 thời gian đủ để duy trì hiệu quả điều trị. Ngoài ra, việc điều trị cao huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch cần được phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa trong các loại thịt động vật và tăng cường vận động thể dục chứ không nên chỉ dựa vào tỏi. Đối với những người dị ứng tỏi, tốt nhất là không nên dùng. Tỏi cũng như các loại thực phẩm khác, có nguy cơ gây ngộ độc nếu không được bảo quản đúng cách, bị nhiễm hóa chất hoặc nhiễm khuẩn. Khi ngộ độc tỏi, mức độ có thể trầm trọng hơn, thậm chí gây tử vong.

Tỏi mọc mầm chữa ung thư: Chuyên gia lý giải thế nào?

Tỏi mọc mầm chữa ung thư: Chuyên gia lý giải thế nào?

Gần đây, có nhiều lời đồn thổi cho rằng tỏi mọc mầm chữa ung thư rất tốt. Các chuyên gia cho rằng, tỏi mọc mầm có thể ức chế sự...
Xem thêm

Do có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, những người có thai, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang, bệnh về mắt, khí huyết kém… cần cẩn thận khi dùng tỏi. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Tỏi còn có thể gây đầy hơi, trướng bụng rối loạn tiêu hóa khi sử dụng lâu dài với liều cao do làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Những người sắp được phẫu thuật không nên dùng tỏi, vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu. Một nghiên cứu gần đây còn cho thấy, tỏi còn có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm đối với những người đang điều trị HIV/AIDS...

Tỏi là một gia vị thông dụng của mọi gia đình. Từ thời xa xưa, người ta đã biết dùng tỏi để làm thuốc sát trùng trong các loại bệnh hen suyễn, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột, mụn nhọt. Trong những năm gần đây, tỏi còn được phát hiện có tác dụng chống oxy hóa, chống đột biến tế bào, hạ độ mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ máu đông, giảm huyết áp để phòng chống các loại bệnh tim mạch.

Tỏi được biết tới tác dụng làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải cholesterol và làm giảm sự hấp thụ cholesterol xấu qua màng ruột qua đó làm giảm độ mỡ trong máu. Tỏi có tính làm nở mạch, ngăn chặn sự kết tập tiểu cầu nên có tác dụng hạ cao huyết áp. Tỏi còn làm giảm nguy cơ nghẽn mạch, ngăn chặn sự xơ cứng thành mạch do có tính oxy hóa cao. Tỏi phát huy tác dụng tốt nhất khi được giã nát trước khi sử dụng.

Danh mục bài viết Sức khỏe gia đình

Đang tải dữ liệu loading