An toàn thực phẩm từ A đến Z

Thứ Tư, 18/03/2009 03:26

1,233 xem

0 Bình luận

(0)

2212

Lưu ý đến nguồn gốc thực phẩm: Đầu tiên là hãy tìm hiểu kỹ nguồn gốc thực phẩm trước khi mua. Các bà nội trợ hiện có khuynh hướng chuộng mua những thực phẩm được nuôi trồng tại chỗ. Tuy nhiên trên thực tế, nguồn thực phẩm này chưa hẳn đã an toàn hơn thực phẩm mua từ siêu thị. Cách yên tâm nhất là mua sản phẩm của những thương hiệu thực phẩm uy tín.

 

Định sẵn kế hoạch khi vào siêu thị: Trước tiên chọn mua những mặt hàng có thể bảo quản lâu, sau đó mới đến thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh. Cách này giúp bạn giảm thiểu thời gian để những đồ dễ hỏng trong xe hàng thay vì để chúng trong ngăn lạnh hoặc ngăn đông.

 

Hãy là người mua hàng biết kén chọn: Lựa chọn đồ tươi không bị dập hoặc hư. Kiểm tra trứng có nứt không, tìm mua ở quầy hàng bán thịt, cá và rau trộn sạch sẽ. Không mua đồ hộp bị phồng lên hoặc bị móp méo, những hũ bị nứt hoặc có nắp bị lỏng hay phồng lên. Nếu muốn mua thực phẩm được cắt tại chỗ (ví dụ mua nửa quả dưa hoặc rau trộn trong bịch), hãy chọn loại được giữ lạnh hoặc có đá bao quanh.

 

Gói gọn thực phẩm đã mua: Tại quầy rau quả, hãy đựng trái cây và rau trong một túi riêng; thịt, sản phẩm gia cầm và thủy, hải sản một túi riêng. Nếu từ siêu thị về nhà bạn mất hơn một tiếng, hãy đem theo thùng đá để bảo quản đồ lạnh hoặc đồ dễ hỏng.

 

Trữ thực phẩm đúng cách: Cất vào tủ lạnh thực phẩm đông lạnh và dễ hỏng càng sớm càng tốt. Không để thực phẩm gần hóa chất và dung dịch tẩy rửa trong nhà. Một vài thực phẩm như củ hành, khoai tây không cần để trong tủ lạnh nhưng đừng để chúng bên dưới bồn rửa vì chúng có thể hư nếu ống nước rỉ nước xuống.

 

Kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh: Chỉnh nhiệt độ ngăn lạnh ở 40ºF và ngăn đông là 0ºF. Dùng nhiệt kế tủ lạnh để kiểm tra định kì nhiệt độ ngăn lạnh.

 

Rửa rau quả dưới vòi nước chảy: Bạn có thể dùng bàn chải nhỏ nhưng không sử dụng xà bông hay chất tẩy rửa khác để rửa thực phẩm. Còn những loại dung dịch dùng để rửa thực phẩm? Nghiên cứu cho thấy rửa bằng nước đơn thuần hay dung dịch rửa đều an toàn như nhau.

 

Rã thực phẩm đông lạnh ngay trong tủ lạnh, không để ngoài quầy bếp: Cách rã này có thể lâu hơn nhưng an toàn hơn.

 

Nấu chín kĩ thực phẩm: Dùng nhiệt kế để đảm bảo thịt được nấu chín hẳn. Không bao giờ đặt thịt đã nấu lên đĩa chưa rửa hoặc đĩa đựng thịt sống.

 

Giữ lại thức ăn thừa một cách an toàn: Cho đồ ăn thừa vào hộp chứa, đậy kín càng sớm càng tốt, cất vào tủ lạnh và ăn trong vòng 3 ngày. Khi nghi ngờ thức ăn bị hư, hãy bỏ đi chứ đừng “tiếc của” mà ăn tiếp.

 

Giữ nhà bếp sạch sẽ: Lau rửa thớt, quầy bếp, tủ lạnh, ấm trà, các dụng cụ làm bếp định kĩ bằng nước nóng có xà bông, đặc biệt sau khi những dụng cụ này tiếp xúc thịt sống, sản phẩm gia cầm, hải sản.

 

Kiểm tra thớt: Nên thường xuyên kiểm tra thớt, nếu có đường nứt hay khe hở, hãy loại bỏ ngay vì vi trùng có thể ẩn nấp trong đó.

 

Thường xuyên khử khuẩn đồ dùng nhà bếp: Nên khử khuẩn định kì thớt, quầy bếp, bồn rửa chén bằng dung dịch pha tại nhà,1 muỗng nước tẩy clo với ¼ lít nước. Bọt xốp và khăn lau chén cũng có thể là nơi trú ẩn của vi trùng nên cũng cần được giặt mỗi tuần bằng máy giặt với nước nóng.

 

Rửa tay: Trước khi tiếp xúc thực phẩm, hãy rửa tay với xà bông và nước nóng, tối thiểu trong 20 giây. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

 

 

QUỐC BẢO tổng hợp

 

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading