Phòng dịch cúm gia cầm từ nhà bếp

Thứ Hai, 16/03/2009 04:35

1,325 xem

0 Bình luận

(0)

1137

1. Rửa tay đúng cách 

 

Trong nhà bếp, tay là nguồn truyền nhiễm là nơi giao thoa lây nhiễm chủ yếu nhất. Nghiên cứu chỉ rõ: thói quen rửa tay của đa phần chúng ta là không đúng. Rất nhiều người chỉ nhúng tay rửa qua nước lạnh, chỉ là “làm ướt tay” chứ chưa đạt được mục đích khử trùng vi khuẩn ở bàn tay.

 

Các chuyên gia khuyến nghị: Nên sử dụng các loại xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn, đồng thời rửa tay dưới vòi nước, thời gian rửa tay ít nhất phải 20 giây. Sau khi rửa tay, dùng khăn khô tẩy trùng để lau khô tay.

 

2. Lau chùi thường xuyên nhà bếp

 

“Tẩy trùng” nhà bếp và VSATTP trong gia đình có liên quan chặt chẽ với nhau, các chuyên gia khuyến nghị các bà nội trợ “làm sạch” lau chùi nhà bếp sạch sẽ 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn.

 

3. Khử khuẩn cho khăn lau, giẻ lau

 

Tốt nhất bạn nên sử dụng loại khăn, giẻ lau một lần. Giẻ lau - đặc biệt là giẻ lau không được khô ráo, ẩm ướt - là nơi tốt nhất cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, dễ gây ra ô nhiễm liên tiếp.

 

Tẩy trùng giẻ lau có thể áp dụng nhiều phương pháp, ví dụ như giặt máy ở nhiệt độ cao, cho giẻ vào nồi nấu sôi, hoặc sử dụng máy tẩy trùng. Nếu lò vi sóng nhà bạn có chức năng tẩy trùng thì cũng có thể sử dụng, sau đó phơi giẻ khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời.

 

Giẻ dùng lau nhà vệ sinh không được dùng để lau ở các chỗ khác trong nhà.

 

4. “Tẩy trùng” máy móc, vật dụng

 

Ví dụ bồn nước, bình, xô, chậu đựng nước, và kể cả nồi, bát đựng nước.

 

Vật dụng tích trữ nước cần làm sạch và tẩy trùng định kỳ. Đồ dùng tích trữ nước nên đậy nắp, bởi vì nước tích trữ có thể bị côn trùng hoặc các vi sinh vật rơi vào làm ô nhiễm và gây ra bệnh tật.

 

Cốc uống nước cũng nên có nắp đậy kín. Khi dùng hết nước nên rửa sạch, vệ sinh vật dụng đựng nước sau đó mới chứa tiếp nước, thời gian lưu trữ nước càng ngắn càng tốt, không nên lưu trữ nước trong thời gian quá dài, dễ gây ra ô nhiễm, bệnh tật.

 

5. Rửa sạch bề mặt vật thể khác trong nhà bếp

 

Để đồ vật dưới vòi nước chảy, dùng nước tẩy rửa triệt để rửa sạch bề mặt vật thể hàng ngày hoặc bạn có thể dùng nước nóng rửa cũng có hiệu quả tốt.

 

Nếu nhà bạn có những vật thể không được dùng nước, thì trước tiên bạn nên lau chùi sạch sẽ đồ vật, sau đó phun thuốc tẩy trùng khô để đẩy lùi những vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt đồ vật.

 

Trung tâm bệnh truyền nhiễm Barth và học viện Y học Hoàng gia London (Anh) đã thực nghiệm chứng minh, nước tẩy trùng khô có thể làm cho hơn 99,9% vi rút cúm gia cầm H5N1 mất đi hoạt tính của nó.

 

6. Xử lý thực phẩm an toàn

 

Sau mỗi giai đoạn chuẩn bị thực phẩm nấu nướng, bạn phải rửa sạch tay, đặc biệt là sau khi bạn “xử lý” gia cầm hoặc thịt sống. Không dùng chung dao, thớt khi cắt rau, cắt thịt. Những vật dụng tiếp xúc với thực phẩm sống cần được tẩy trùng sạch sẽ sau khi sử dụng.

 

Tất cả các loại hoa quả, rau xanh đều cần phải ngâm qua thuốc tẩy trùng, kỳ cọ và rửa sạch nhiều lần bằng nước lạnh.

 

Thực phẩm cần phải được nấu chín, ăn chín, đặc biệt là thịt gia cầm và các loại trứng. 

 

 

Theo Dân Trí

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading