Sai lầm trong ăn uống ảnh hưởng tới vóc dáng

Thứ Sáu, 07/11/2008 05:16

872 xem

0 Bình luận

(0)

1149



Giảm cân có thể trở nên khó khăn bởi những quan niệm sai lầm về thực phẩm sau đây:

1. “Chất xơ ư, mình có ăn mà!”

- Mỗi ngày nên ăn 20-30gram chất xơ, nhưng hầu hết chúng ta chỉ ăn được 1/2 số lượng yêu cầu. Chất xơ có nhiều trong rau, trái cây, đậu, ngũ cốc.

2. Không ăn chất bột đường

- Không phải mọi chất bột đường (carbohydrate) đều “xấu” đối với người muốn giảm cân. Những người ăn nhiều carbohydrate tốt ít có nguy cơ tích lũy chất béo hơn so với những người mà chế độ ăn có lượng carbohydrate thấp và chất béo cao (theo EUFIC).

- Carbohydrate không tốt gồm có bột mì trắng, đường tinh chế, gạo chà trắng. Chúng được tiêu hóa nhanh nên làm tăng nhanh mức đường máu, dẫn đến tăng cân.

- Carbohydrate tốt tiêu hóa chậm hơn, không làm tăng mức đường máu, giúp no nhanh và no lâu. Carbohydrate tốt thường có trong ngũ cốc nguyên cám (chưa qua tinh chế), đậu, trái cây, rau.

TẬP ĐI BỘ VÀ NHỊP TIM

Hiệu quả rèn luyện của việc tập đi bộ được phản ánh qua nhịp tim mục tiêu. Mức độ vào khoảng 50-60% nhịp tim tối đa (bằng 220 – số tuổi) có tác dụng tăng sự dẻo dai, ổn định cân nặng và giảm stress. Mức độ cao hơn một chút từ 60-70% nhịp tim tối đa giúp giảm cân nếu tập kéo dài 60-90 phút. Nếu nhịp tim tăng quá cao, cơ thể sẽ nhanh chóng bị kiệt sức và tăng nguy cơ bị chấn thương. Cách đơn giản nhất là đếm nhịp đập mạch cổ tay trong 6 giây rồi thêm số 0 vào phía sau là có nhịp tim trong một phút, rồi từ đó điều chỉnh tốc độ cho phù hợp. Chọn vùng nhịp tim mục tiêu phù hợp và tập đi bộ 3-5 buổi/ tuần sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất. Giảm bớt cường độ luyện tập nếu có các bệnh lý tim mạch, huyết áp kèm theo.

3. Chất đạm (protein) nào cũng thế!

- Thịt là nguồn cung cấp protein nhiều nhất, nhưng thịt đỏ (thịt bò, heo) chứa nhiều chất béo no không có lợi cho cơ thể. Trong khi đó, cá hồi, thịt gia cầm, lòng trắng trứng, đậu, đậu phụ chứa rất ít chất béo no.

4. Không dùng chất béo

Nên giới hạn nguồn gốc của chất béo để giảm nguy cơ mắc một số bệnh chứ không nên kiêng hẳn chất béo, bởi vì có một số loại chất béo thực sự rất cần thiết cho sức khỏe của bạn.

Chất béo tốt

Chất béo không tốt

- Đậu phộng, dầu ôliu, ngũ cốc…

- Hạt hướng dương, bắp, dầu đậu nành…

- Dầu cá, hạt lanh, đậu

- Các sản phẩm từ sữa béo: bơ, kem, phomat, thịt đỏ…

- Thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ…

- Chất béo bị hư hỏng: dầu mỡ để lâu ngày, đã qua sử dụng, hoặc để quá nóng trước khi sử dụng (bốc khói).


BS. TÔ MINH CHÂU (Hội Y học Thể thao TP.HCM)

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading