Hút mỡ bụng

Thứ Hai, 28/07/2008 11:43

910 xem

0 Bình luận

(0)

3721

Kỹ thuật hút mỡ (HM) chỉ có thể được tiến hành khi bệnh nhân đã được kiểm tra sức khỏe tổng thể, nhất là các chức năng gan, thận, tim, phổi và xét nghiệm máu, để tránh những tai biến do có sẵn các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể như tim mạch, huyết áp, tiểu đường...

Việc khám bệnh cũng cần đáp ứng được các yêu cầu: đánh giá các khả năng thực hiện HM. Xác định vùng cần phải HM. Ước lượng khối lượng mỡ cần loại bỏ. Đánh giá độ đàn hồi da và khả năng co rút của da sau khi HM. Khi các kiểm tra trên cho kết quả tốt, BS mới  tiến hành gây mê bệnh nhân, tiêm vào vùng cần HM một lượng nước muối sinh lý có pha adrenalin được làm lạnh ở 2 độ C. Số lượng tiêm xấp xỉ bằng số lượng mỡ dự định hút. Việc này nhằm hạn chế gây chảy máu, gây phù nề và bầm tím, giới hạn sốc  sau HM.

Vết cắt da để đưa ống hút vào dài khoảng 0,5cm  - vừa đủ để biến mất sau đó mà không để lại sẹo. Mỗi lần HM chỉ có thể hút khoảng 7%-8% trọng lượng cơ thể. Nếu làm không đúng kỹ thuật như hút không đều, hút quá sát da... thì sau khi HM da sẽ bị nhăn nheo, lồi lõm...

HM cũng có thể gặp những biến chứng nhẹ như  chảy máu, nhiễm trùng, tụ dịch, tổn thương thần kinh. Để ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Sau khi HM, bệnh nhân cần mặc áo quần bó chặt trên vùng HM trong nhiều tuần, tránh làm việc nặng nhưng vẫn nên vận động, đi lại càng sớm càng tốt.

Lưu ý: HM không phải là phương pháp làm ốm mà chỉ hút những chỗ mỡ dư thừa để giúp có thân hình thon gọn hơn. Vì vậy, nếu bạn quá mập, cần  ăn kiêng và thường xuyên tập thể dục cho cơ thể ốm bớt, sau đó mới HM được.

Thiên Nga (thực hiện)

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading