Bàn tay có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe

Thứ Hai, 07/07/2008 04:56

1,064 xem

0 Bình luận

(0)

3974

Lòng bàn tay đỏ chứng tỏ gan bị ngộ độc, có thể là bị viêm gan siêu vi. Những hình như đá hoa trên lòng bàn tay, chứng tỏ có rối loạn trong hệ thần kinh thực vật. Nếu da lòng bàn tay trở nên có sắc màu hơi vàng, thì nhiều khả năng có thay đổi trong gan hay trong túi mật (viêm gan siêu vi, sỏi mật, rối loạn đường mật, viêm ống mật, túi mật).

Những vết nâu trên da bàn tay không chỉ nói lên tuổi tác (rối loạn sắc tố da, đặc trưng chủ yếu đối với người nhiều tuổi), mà còn cho biết bạn có các vấn đề về túi mật.

Nếu da trên bàn tay, và đặc biệt là trong lòng bàn tay, tróc thành những vảy nhỏ, chứng tỏ chắc chắn bạn không đủ vitamine A và D. Nếu như lòng bàn tay bị tróc thành những vảy lớn, cần đến khám ở bác sỹ da liễu: Tay bạn đã bị nhiễm nấm.


Nhiệt độ của tay là chỉ số tình trạng sức khỏe

Tay lạnh là dấu hiệu rối loạn tuần hoàn máu ngoại vi, cơ thể không đủ acid nicotin. Từ đó, cần chú ý để bổ sung lượng dự trữ acid đó bằng các loại vitamine hoặc bổ sung thêm vào khẩu phần ăn những thực phẩm chứa acid này như: sữa, thịt, cá, nấm, đậu xanh, bắp cải.

Ngược lại, nếu tay nóng, có nghĩa gan không đối phó nổi với tình trạng bị ngộ độc do thuốc, rượu, các chất hóa học. Hội chứng “kiến bò” trong lòng bàn tay chứng tỏ bạn có vấn đề với tuyến nội tiết.

Tay ẩm ướt cũng là biểu hiện rối loạn nội tiết - có thể đó là do tuyến giáp hoạt động quá mạnh. Tình trạng khô và nhợt nhạt của da trong lòng bàn tay chứng tỏ bạn bị thiểu năng tuyến giáp.

Các vết trên đầu ngón tay có thể nói lên các vấn đề sức khỏe

Nếu như người nào hay bị tê ngón tay út, cần đến chuyên gia tim mạch - những vấn đề đó liên quan đến hệ tim mạch. Còn sự tê dại ngón tay cái chứng tỏ hệ hô hấp hoạt động yếu.

Nếu trên da ở đốt cuối của các ngón tay xuất hiện những nếp gấp dọc và sâu, giống như nếp nhăn, cần lưu ý đến hệ thống nội tiết - có thể bạn bị thiểu năng tuyến giáp hay tiểu đường.

Nếu đầu các ngón tay có màu đỏ sẫm, cần chú ý đến hệ tiêu hóa. Màu đỏ sậm hoặc thậm chí tím nhạt - cần chú ý đến thận và gan.

Ngứa ở mặt bên cạnh ngón trỏ của tay phải, chứng tỏ có vấn đề về đại tràng. Da sần sùi ở mặt sau của ngón trỏ là biểu hiện về sự trục trặc của túi mật.

Tiếng kêu lạo xạo trong các khớp xương là biểu hiện của sự thiếu canxi. Tình trạng quá mềm dẻo của các khớp xương và ngược lại, không uốn cong được khi giảm trương lực chung của cơ ngón tay, chứng tỏ về sự trục trặc của gan và túi mật.

Tình trạng kêu lạo sạo trong xương bàn tay, cho thấy sự thiếu canxi trong cơ thể. Nếu khớp xương bắt đầu sưng và phù lên, xuất hiện màu đỏ, cần khẩn cấp đến  bác sĩ - đó là biểu hiện của viêm đa khớp. Còn cơn đau ở giữa đốt thứ 2 và 3 của ngón đeo nhẫn và ngón trỏ cảnh báo về căn bệnh nặng ở khớp xương đầu gối.


Theo hình dạng của tay, có thể đoán được những căn bệnh tương lai


Từ lâu người ta đã nhận thấy rằng lòng bàn tay càng rộng, sức khỏe càng tốt. Tuy nhiên, những người có lòng bàn tay rộng và ngón tay ngắn có xu hướng bị rối loạn hệ thống tuần hoàn máu, mà trước hết là tăng huyết áp.

Lòng bàn tay hẹp, với ngón tay dài và da tái thường ở người có hệ thần kinh mỏng manh, rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc áp suất khí quyển, sự thay đổi múi giờ, những âm thanh chói tai, những căng thẳng về cảm xúc.

Những người có lòng bàn tay nhỏ có hệ thần kinh thực vật quá nhạy cảm. Những căn bệnh điển hình của họ - hen phế quản, viêm trực tràng, huyết áp thấp. Những người với lòng bàn tay dày thường có vấn đề về tuần hoàn máu: Ở họ trao đổi chất bị giảm, có thể bị thiểu năng tuyến giáp.

Theo y học Trung Quốc, điểm ở giữa lòng bàn tay được coi là trung tâm năng lượng của toàn bộ cơ thể. Nếu ấn mạnh lên đó bằng ngón cái của tay khác, có cảm giác đau nhói - điều đó chứng tỏ có những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, cần phải nhanh chóng chăm lo cho sức khỏe của mình.


Hoàng Thương (Theo “Sức khỏe” – Nga, 1/2008)

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading