Chuyện ăn uống của

Thứ Năm, 22/05/2008 04:21

1,216 xem

0 Bình luận

(0)

2991

Cơ thể người mẹ cung cấp DD cho thai qua 3 nguồn: thực phẩm hàng ngày, dự trữ trong xương và gan, dưỡng chất tổng hợp bởi nhau thai. Như vậy, nếu trước khi mang thai mà người mẹ suy DD, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi vì lượng dự trữ không đủ, bánh nhau nhỏ, lượng máu và chất DD qua nhau ít, không đủ cho thai phát triển.

Ba giai đoạn quan trọng Làm sao biết mình có đủ sức mang thai hay không? TS Minh Hạnh hướng dẫn, nên căn cứ vào chỉ số khối cơ thể BMI như sau: lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao, nếu từ 18,5 đến 22,9 là cân nặng bình thường có thể có thai; nếu dưới 18,5 là suy DD. Bà mẹ có chỉ số khối cơ thể dưới 18,5 cần tăng cân ít nhất 12kg trong suốt thai kỳ. Thai phụ béo phì cũng cần tăng 6kg - 10kg để phát triển thai và bánh nhau...

Ngày nay, không ít phụ nữ mang thai trễ, khoảng trên 30 tuổi, khi đã có thể mắc một số bệnh mãn tính. Vì thế, ngoài việc tự kiểm soát cân nặng, các bà mẹ tương lai cần đi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện các bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường... có thể gây tử vong mẹ, khiếm khuyết và tử vong thai nhi. Các bà mẹ tương lai cần chú ý DD cho 3 giai đoạn chính trong thời kỳ mang thai:

1 - Giai đoạn trứng làm tổ: Khoảng 2 tuần đầu thai nghén, phôi di chuyển và chọn lựa vị trí thích hợp ở thành tử cung “bám” vào làm tổ. Nếu “mảnh đất” này màu mỡ, phôi thai lớn lên dễ dàng, bằng không sẽ chết (sẩy thai).

2 - Giai đoạn hình thành các cơ quan: Trong 6 tuần kế tiếp phôi hình thành các cơ quan tim, gan, phổi... Đây là giai đoạn dễ ảnh hưởng phát triển thai nhi và nguy cơ cao bị thiếu DD do mẹ không biết có thai hoặc ốm nghén. Giai đoạn này nếu thiếu DD, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.

3 - Tăng trưởng: Thai nhi phát triển hoàn chỉnh trong 7 tháng còn lại. Giai đoạn này nếu thiếu DD sẽ không gây khiếm khuyết, trẻ chỉ nhỏ hơn so với tiềm năng có thể phát triển. Chế độ dinh dưỡng

Để biết được thai nhi có phát triển tốt hay không, chỉ cần theo dõi tăng cân trong thai kỳ. Trung bình tăng từ 10kg - 12kg (3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4kg - 5kg, 3 tháng cuối tăng 5kg - 6kg). Tuy nhiên, theo TS Minh Hạnh, thực tế có nhiều trường hợp tăng cân nhiều nhưng thai phát triển kém, nên các bà mẹ cần chú ý:

- Không được kiêng ăn thịt cá vì nếu thiếu đạm thai nhi không phát triển chiều dài, tế bào não cũng không phát triển tối đa, ảnh hưởng đến trí tuệ sau này.

- Lựa chọn chất béo, chất ngọt tốt cho cơ thể và thai nhi: Nên chọn ăn các loại cá béo, dầu thực vật thay vì các loại mỡ động vật. Đồ ăn ngọt nên chọn trái cây vì trong chất ngọt này còn có thêm các loại kháng chất, sinh tố cần thiết cho cơ thể thay vì nước ngọt có gaz, bánh ngọt...

- Cơ thể mẹ thiếu calcium sẽ bị loãng xương, hư răng, còn thai nhi bị mềm hộp sọ, thóp rộng. Lượng calcium có nhiều trong sữa, tôm cua, cá, tép nhỏ... Để calcium hấp thu tốt hơn, thai phụ nên phơi nắng sớm.

- Bổ sung mỗi ngày một viên sắt vì nhu cầu sắt của thai phụ tăng gấp đôi so với bình thường (sắt tham gia hình thành bánh nhau, máu cho thai nhi, máu dự trữ khi sinh nở...). Theo các chuyên gia của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, kể cả những người ăn uống đầy đủ dưỡng chất vẫn không đủ sắt so với nhu cầu. Chưa kể một số thức ăn ức chế cơ thể hấp thu sắt như trà, sữa... Thiếu sắt, cả mẹ và bé sẽ gặp nhiều nguy hiểm như: băng huyết, sinh non, tử vong chu sinh... Thiếu iod, trẻ sẽ bị chậm phát triển, đần độn.

Để mẹ đẹp, con khỏe, các bà mẹ cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, chia làm nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn thêm một chén cơm kèm thức ăn. Ăn khoảng 150g - 170g thịt, cá... hoặc 4 - 5 bìa tàu hủ/ngày, uống 2 - 3 ly sữa (nếu có điều kiện), ăn khoảng 3 - 5 chén rau chín, trái cây, uống bổ sung mỗi ngày một viên sắt với nước trắng không uống chung với trà hoặc sữa... (chỉ dùng trà, sữa và các chế phẩm sau khi uống thuốc từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng), sử dụng muối iod trong nấu nướng. Uống nhiều nước, ăn vừa phải các loại chất ngọt làm từ đường, chất béo động vật.


Phương Nam (ghi)

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading