Cảnh Báo Nguy Hiểm Từ 9 Loại Thực Phẩm Quen Thuộc

Thứ Năm, 19/08/2010 01:24

1,119 xem

0 Bình luận

(0)

4182

Dưới đây là danh sách được biên soạn bởi CSPI về các loại thực phẩm được xem là chứa các nguồn bệnh có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng:

1. Rau lá

"Không có thực phẩm nào gây ra nhiều loại dịch như rau lá", ông Sarah KLein, tác giả của bản báo cáo được đưa ra bởi CSPI cho biết.

Klein chỉ ra rằng, có rất nhiều trường hợp nguồn dịch chứa trong thức ăn mà chúng ta khó có thể phát hiện ra như: bị ngộ độc thực phẩm sau một bữa ăn trưa với bánh Humburger có thể là hậu quả do thịt Pa-tê, rau diếp bị nhiễm độc hoặc nước xốt mayonne bị ôi.

Theo báo cáo của CSPI, các loại rau lá bao gồm rau bina, rau diếp và rau cải bắp là nguồn gốc sinh ra 363 loại dịch từ năm 1990 đến năm 2006 với 13.568 trường hợp bị nhiễm bệnh.

Cũng theo báo cáo, thực phẩm tươi xanh cũng có thể bị ô nhiễm do có liên quan đến động vật hay phân bón và do qua tay người xử lý. "Những cây rau diếp hay rau bina bị nhiễm độc đã được cho vào thùng tẩy rửa và để lại các mầm bệnh trong nước rửa, quá trình này cứ được lặp lại như thế cho đến lúc hết số rau được làm sạch trong khâu sản xuất rau xanh suốt một ngày và đã khiến cho nó bị lây lan", ông Klein cho biết.

2. Trứng

Theo báo cáo của CSPI, có tới 352 bệnh dịch với 11.163 trường hợp bị nhiễm bệnh do ăn phải trứng bị nhiễm khuẩn salmonella, một loại vi khuẩn thường gây ra bệnh tiêu chảy ở người.

"Trứng chưa được luộc chín hoặc để trong môi trường có nhiệt độ không phù hợp rất dễ lây nhiễm khuẩn", Thomas Ayoob, phó giáo sư trong các bộ phận của khoa nhi tại trường Cao đẳng y tế Albert Einstein của thành phố New York (Mỹ), cho biết: "Trứng có thể có những vết nứt rất nhỏ, rất dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh trước khi được đưa vào sử dụng".

Tuy nhiên, theo phó giáo sư Ayoob, nhìn chung trứng vẫn là thực phẩm an toàn và cơ hội mà khuẩn salmonella nhiễm vào trong trứng đã được bảo quản đúng và đã nấu chín chỉ là khoảng 1/20.000 quả.

3. Cá ngừ

Cá ngừ chính là nguồn gốc của 268 dịch bệnh và 2.341 bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

Báo cáo của CSPI cho biết, cá ngừ chính là nguồn gốc của 268 dịch bệnh và 2.341 bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

Trường hợp phổ biến nhất đó là bị nhiễm bệnh scombroid do chất độc scombroid có liên quan tới cá nước ngọt và có thể có trong cá ngừ khi nó được để trong môi trường ấm quá lâu. Tác dụng phụ của việc bệnh nhân ăn phải chất độc scombroid là người bị đỏ ửng lên, buồn nôn và chuột rút.

Theo bà Caroline Smith DeWaal, giám đốc an toàn thực phẩm của Trung tâm khoa học cộng đồng và đồng thời là một tác giả khác của bản báo cáo của CSPI, cho biết: "Khả năng độc tố này có trong cá ngừ tươi hay còn nguyên cao hơn nhiều so với cá ngừ đã qua chế biến, như cá ngừ đóng hộp. Độc tố này không mất đi dù ta đã nấu chín. Nó vẫn hoàn toàn có thể tồn tại trong cá đã được nấu chín".

Ông Ayoob cũng chỉ ra rằng, bệnh dịch liên quan đến cá ngừ có thể bao gồm các yếu tố như nước xốt mayonne bị ôi trong sa lát cá ngừ.

4. Thực phẩm biển (sò, hến, hàu...)

Những món ăn được chế biến từ thực phẩm biển chính là nguyên nhân của 132 bệnh dịch và 3.409 người bị nhiễm bệnh.

Cũng theo báo cáo này, hầu hết các dịch bệnh từ thực phẩm biển xảy ra trong các nhà hàng và mầm bệnh phổ biến nhất là Norovirus và Vibrio. Norovirus khiến cho bạn bị đau dạ dày cấp tính với các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút. Vibrio là một loại vi khuẩn nằm trong nhóm vi khuẩn gây bệnh tả, nó không phổ biến như Norovirus nhưng lại nguy hiểm hơn.

Các loại đồ ăn biển như sò, hến, hàu... tuy không được tiêu thụ nhiều nhưng chúng lại gây ra một số lượng lớn các ổ dịch và một khi dịch bệnh đã xảy ra thì sẽ lây lan trên diện lớn.

5. Khoai tây

Chúng ta cũng có thể bị nhiễm bệnh từ loại củ chứa tinh bột cơ bản

Nghe dường như có vẻ khó tin khi chúng ta cũng có thể bị nhiễm bệnh từ loại củ chứa tinh bột cơ bản này, nhưng nó lại chính là nguyên nhân của 108 dịch bệnh xảy ra từ giữa năm 1990 đến 2006 với 3.695 trường hợp bị nhiễm bệnh.

Bà DeWaal lưu ý rằng, nguyên nhân chủ yếu không phải là do từ chính khoai tây mà nguồn dễ bị lây nhiễm chéo trong suốt quá trình chuẩn bị thực phẩm, khi khoai tây được kết hợp để cho vào làm thành phần của một công thức nấu ăn hơn là khi khoai tây được thực hiện như một món ăn độc lập.

6. Pho mát

Khuẩn Salmonella thường được gặp nhiều nhất trong các sản phẩm chứa pho mát, là nguồn bệnh của 83 ổ dịch và 2.761 trường hợp bị nhiễm bệnh.

Pho mát dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh vì chúng được làm ra qua nhiều khâu, bao gồm khâu tiến hành đông cục, ướp muối và chế biến. Cách khắc phục là bạn dùng sữa thanh trùng đã được đun nóng để diệt mầm bệnh, giúp làm giảm số lượng vi khuẩn có hại chứa trong pho mát.

Bản báo cáo nhấn mạnh, đối với một số đối tượng nhất định, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, nên cảnh giác với các loại pho mát mềm như brie hoặc camembe, vì chúng có nhiều khả năng chứa vi khuẩn gây hại Listeria, một loại vi khuẩn có thể dẫn đến việc gây sẩy thai.

7. Kem

Kem chính là nguồn gốc của 74 ổ dịch và đã khiến cho 2.594 người bị mắc phải bệnh.

Theo báo cáo CSPI, kem chính là nguồn gốc của 74 ổ dịch và đã khiến cho 2.594 người bị mắc phải bệnh.

Bà DeWaal cũng cảnh báo, khuẩn Salmonella có trong kem nhiều khả năng là kết quả của việc sử dụng loại trứng đã bị nhiễm độc như một phần của kem trộn trước.Trên thực tế cho thấy thì việc pha trộn kem đã bị nhiễm độc tố từ các loại trứng chưa được tiệt trùng chính là nguyên nhân của một ổ dịch lớn đã từng xuất hiện từ năm 1994.

8. Giá đỗ

Việc xử lý không đúng cách có thể lây lan mầm bệnh cho các loại cây trồng chưa bị nhiễm độc. Samonella là loại vi khuẩn thường dễ tìm thấy trong giá đỗ, cũng như E.Coli. Theo báo cáo của CSPI, giá đỗ là nguồn gốc của 31 ổ dịch và có 2.022 trường hợp đã bị nhiễm bệnh do ăn giá đỗ.

Các nhà nghiên cứu lưu ý, điều kiện nóng ẩm chính là môi trường thuận lợi khuyến khích các hạt giống để nảy mầm có thể dẫn đến sự tăng trưởng của vi khuẩn.

9. Những loại quả mọng nước

Hoa quả mọng là loại trái cây bị CSPI gắn mác là nguồn gốc của 25 ổ dịch

Dâu tây, quả mâm xôi... chỉ là một trong vô số những loại trái cây bị CSPI gắn mác là nguồn gốc của 25 ổ dịch từ giữa năm 1990 đến năm 2004 và đã khiến cho 3.397 người bị nhiễm bệnh.

Sự xuất hiện của những loại quả này trong danh sách các thực phẩm nguy hiểm là khá bất ngờ đối với nhiều người. Song giáo sư DeWaal cho biết, bà không bất ngờ bởi CSPI đã biết được khá nhiều năm nay về nguy cơ bị nhiễm mầm bệnh của các loại trái cây mọng nước này.

Có lẽ trường hợp nghiêm trọng nhất là vào năm 1997, đã có khoảng 5.6 triệu pound dâu tây bị nhiễm khuẩn A, một loại virus gây viêm gan A ở người. Sự nhiễm khuẩn này xảy ra là do một công nhân đã bị nhiễm khuẩn làm việc tại nhà máy ở Baja Carlifonia, Mexico đã dùng tay xử lý các loại trái cây và vụ nhiễm khuẩn này đã khiến cho một lượng lớn dâu tây bị thu hồi lại ngay sau đó.

Nguồn: ABC

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading