Thưởng thức đặc sản ngon tuyệt tại quê lúa Thái Bình

Thứ Ba, 29/03/2011 09:10

4,150 xem

0 Bình luận

(0)

2654


Quê lúa Thái Bình có rất nhiều món ngon, làm thèm thuồng biết bao du khách một lần đặt chân tới vùng đất này.




Nói tới những món ngon từ quê hương của chị hai năm tấn Thái Bình có lẽ kể cả ngày không hết. Với những người xa quê, món ăn quê hương luôn làm cho người ta khắc khoải nhớ về quê nhà. Còn với du khách tới nơi đây, dù chỉ là một lần thì những thứ như mắm cáy, canh cá Quỳnh Côi, bánh cáy hay canh ốc nấu củ chuối có lẽ làm cho họ nhớ mãi.
 
Canh cá Quỳnh Côi
 
Gọi là canh cá nhưng không phải là món canh cá chua trong các bữa cơm hàng ngày mà chính bánh đa cá như cách gọi ở nhiều nơi khác. Đây là món ăn truyền thống, xuất hiện đầu tiên ở thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ, Thái Bình).


Du lich am thuc, viet nam, chau a 



Cũng giống như cách nấu món bánh đa ở nhiều vùng miền khác, canh cá Quỳnh Côi được làm từ những nguyên liệu đơn giản như cá, rau và gạo. Ấy thế nhưng khó có nơi nào, hương vị bánh bánh đa cá đồng lại làm cho thực khách nhớ nao lòng như thế. Âu cũng bởi vì nguyên liệu thì giản dị nhưng vô cùng thơm ngon lại được chế biến cầu kỳ, cẩn thận dưới bàn tay khéo léo cũng người dân nới đây.


 


Du lich am thuc, viet nam, chau a

Thịt cá chiên vàng ruộm



 
Bát canh cá hội tụ đủ cái vị ngọt tự nhiên từ thịt cá, cái mát thanh thanh của rau tươi và vị bùi bùi của mánh đa xào làm từ gạo. Người nấu còn khéo léo đẩy cái vị gừng thơm cho bát canh cá thêm đậm đà.
 
Hai thứ cá phổ biến để làm nguyên liệu chính cho món canh chính là cá rô đồng và cá lóc (cá chuối). Cá được hấp chín, gỡ thịt riêng, xương cá được cho vào ninh làm nước dùng. Thịt cá để ráo nước, một phần được chiên vàng, một phần để lại chiều theo ý khách thích ăn mềm.
 
Bánh đa là một nét riêng chỉ người Thái Bình mới biết cách làm. Người ta đem bột gạo tráng mỏng, phơi khô rồi thái thành những sợi bánh đa nhỏ. Bánh đa vừa có cái dai dai của bánh phở, vừa mang cái mềm mềm của sợi bún mỏng manh.


Du lich am thuc, viet nam, chau a



Canh cá được nấu cùng rau cải canh (với cá rô đồng) hay cải cúc (nếu là cá chuối). Rau cải vừa làm ngọt thêm nước vừa giảm bớt vị tanh của cá lại tạo cho món ăn cái mát dịu của rau tươi.
 
Nếu có dịp ghé qua thành phố Thái Bình bạn có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều nơi bán món canh cá. Một số "ma xó" Thái Bình có chia sẻ nếu bạn thích ăn canh cá ít nước có thể ăn ở quán Hải Thúc ở gần đầu cầu tây.
 
Tại Hà Nội hiện nay cũng có một vài quán canh cá Quỳnh Côi ở số 6 Nguyễn Bỉnh Khiêm, 108 Khương Trung. Tại Sài Gòn có 2 quán ở Thích Quảng Đức (Q. Phú Nhuận) và trên đường Phan Thúc Duyện (Q. Tân Bình).
 
Gỏi cá nhệch
 
Nhắc tới Thái Bình, có một vùng ven biển với rất nhiều món hải sản ngon như cá khoai, mắm rươi hay cháo ngao... Ở vùng ven biển huyện Thái Thụy, còn có một loại hải sản mà theo miêu tả của nhiều người dân con cá đó  vừa giống con lươn vừa giống con cá trình. Đó chính là con cá nhệch.


 


Du lich am thuc, viet nam, chau a


Con to dài cả mét nặng hơn 1 kg, con nhỏ thì tầm 3-4 lạng. Cá nhệch rất khỏe và hung dữ. Mình cá trơn nhẫy nên rất khó bắt bằng tay hay đánh lưới. Chỉ bắt được cá nhệch bằng hai cách là ra cửa biển đóng đáy bắt cá hoặc dùng những chiếc dĩa ba răng to và chắc khỏe để đâm cá.


 


Du lich am thuc, viet nam, chau a

Tại xã Diêm Điền có rất nhiều quán gỏi cá nhệch



 
Từ cá nhệch có thể chế biến được nhiều món như kho, rán, nấu canh chua, om... Nhưng có lẽ cá nhệch nổi tiếng hơn cả bởi món gỏi cá. Cá làm gỏi phải là cá sống, người làm lấy nước vôi, nước tro, lá hóp tuốt sạch chất nhờn trên da cá. Sau khi da cá được lột sạch, cá được mổ sống lưng như làm lươn để lọc xương.


 


Du lich am thuc, viet nam, chau a


Thịt cá sẽ được thái lát mỏng tang sau đó trộn với thính làm từ gạo nếp rang vàng. Thịt cá tươi cắt thành lát có mầu hồng giống thịt của cá chuối. Da cá được rán giòn để sau đó cuộn với gỏi. Còn xương cá đem vào cối giã nhuyễn để nấu chẻo (như nước sốt). Món chẻo nấu om được pha chế với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, sả băm nhỏ. Có người lại chấm gỏi với mắm tôm.
 
Khi dùng món gỏi nhệch bắt buộc phải có các loại rau như: lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô với "sứ mệnh" làm tăng thêm hương vị của món gỏi còn là một vị thuốc để đề phòng "tào tháo' hỏi thăm với những người bụng yếu.
 
Thơm phức bánh cáy
 
Bánh cáy là loại bánh rất riêng của Thái Bình nổi tiếng khắp xa gần. Ở Thái Bình, muốn ăn bánh cáy ngon phải tới làng Nguyễn (huyện Đông Hưng). Từ thành phố Thái Bình theo quốc lộ 10 tới thị trấn Đông Hưng, rẽ trái sang quốc lộ 39, đi một đoạn là tới làng Nguyễn quê hương của bánh cáy.
 
Nghe tên bánh cáy với màu sắc và hình dáng, nhiều người lầm tưởng những chiếc nhân vàng vàng kia là trứng cáy. Nhưng giờ con cáy hiếm hoi nên người ta thay bằng bỏng nhuộm phẩm màu. Nghĩ thế thì "oan" cho người làm nghề ở huyện Đông Hưng quá!


Du lich am thuc, viet nam, chau a



Thực tế, từ xa xưa, bánh cáy chỉ là tên gọi gắn với truyền thuyết về thần cáy biển ban cho người dân một loại bánh nên họ đặt tên là bánh cáy. Nguyên liệu chính của bánh cáy là gạo nếp, nhưng các nguyên liệu phụ thì rất nhiều như: gấc, quả hoặc là lá dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn.
 
Để làm ra một chiếc bánh cáy quả thật không hề đơn giản, phải là người có nghề, có tâm và sức khỏe mới có thể tạo ra chiếc bánh thơm phưng phức. Một ngày se lạnh, xắt miếng bánh cáy thành hình quân cờ, nhâm nhi cùng với nước chè xanh thì không có gì tuyệt vời hơn.


Du lich am thuc, viet nam, chau a



Cảm giác ngọt, bùi, béo đan chen độ giòn lép xép, độ dẻo, độ dai mềm mại, người ăn thấy khoan khoái nhẹ nhàng. Vị gừng hơi cay, nhưng nóng làm cho người ăn cảm giác như khỏe ra, tiết trời như ấm lại.


Theo Afamily


Danh mục bài viết Văn hóa ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading