Các loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Thứ Hai, 18/04/2011 11:07

3,272 xem

0 Bình luận

(0)

3964

Tiểu đường hiện đang là một căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Các loại thực phẩm mà bạn hấp thụ hằng ngày chính là những mối quan tâm hàng đầu khi mắc phải căn bệnh này.

alt

1.Nhân sâm

Vị ngọt, hơi đắng, có tính hơn ôn, vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng ích khí, bổ phế, dịu hen, kiện tỳ, sinh tân dịch, dịu khát...

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân sâm làm tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin, kích thích bài tiết insulin trong cơ thể.

Tuy nhiên, việc dùng liều có thể gây một số tác dụng phụ như nhức đầu, choáng váng, nôn mửa và thậm chí làm tăng huyết áp; đây cũng là những biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, việc sử dụng nhân sâm cần phải tuân theo lời khuyên của thầy thuốc. Nhân sâm còn tiềm ẩn nguy cơ làm tăng hiệu ứng thuốc hạ đường huyết. Vì vậy, việc dùng phối hợp nhân sâm với thuốc giảm đường huyết có thể gây nguy hiểm do hạ thấp đường huyết quá mức khi dùng. Trong thực tế lâm sàng, có thể dùng nhân sâm kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh đái tháo đường.

2. Mướp đắng

alt
Khổ qua được xem có công dụng giảm lượng đường trong máu. Đó là nhờ khổ qua chứa một số hoá chất tác động đến lượng đường glucose hoặc lượng hormone insulin. Nhiều cuộc thí nghiệm trên động vật cho thấy, khổ qua có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiết insulin, cải thiện khả năng tế bào hấp thu đường glucose, đồng thời cản trở gan tiết quá nhiều glucose.

Một cuộc khảo sát ở 100 người bị tiểu đường tuýp 2 cho thấy, vài giờ sau khi uống nước ép từ trái khổ qua, lượng đường trong máu ở các tình nguyện viên giảm đáng kể. Các chuyên gia nghiên cứu về thảo mộc khuyên rằng, nếu dùng nước ép từ khổ qua thì bạn nên dùng 50ml/ngày.

3. Chuối hột

Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. 

Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thày thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng: Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống. Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa, nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này, bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt.

Cũng có thể chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20 cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.
                                                                          
          Diệu Anh ( tổng hợp)
                                                                                     TapchiMonngon.com

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading