Tư vấn giúp phòng ngộ độc rượu

Thứ Sáu, 22/04/2011 02:23

1,692 xem

0 Bình luận

(0)

4687

Loại rượu tự nấu được khuyến cáo là có hại hơn so với rượu sản xuất trong nhà máy do tồn dư nhiều độc chất, nhưng đây không phải là loại nguy hiểm nhất. Độc hại hơn cả là rượu rởm, được pha chế từ hóa chất thay vì lên men từ gạo.

Loại rượu tự nấu được khuyến cáo là có hại hơn so với rượu sản xuất trong nhà máy do tồn dư nhiều độc chất, nhưng đây không phải là loại nguy hiểm nhất. Độc hại hơn cả là rượu rởm, được pha chế từ hóa chất thay vì lên men từ gạo.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Uống rượu lúc đói rất nguy hiểm

Thời gian này, tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận những ca ngộ độc rượu, nhiều ca liên quan đến các đám lễ tiệc, cưới hỏi. Có bệnh nhân nhập viện muộn, trong tình trạng ngộ độc nặng, suy hô hấp, suy thận, máu bị nhiễm toan...

Đặc biệt, có rất nhiều bệnh nhân gặp nguy hiểm bởi uống say lúc đói. Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai vừa cấp cứu một bệnh nhân nam còn khá trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng sau khi đã nôn ói rất nhiều.
Nguyên nhân là do bệnh nhân đã uống quá nhiều rượu trong tình trạng bụng đói... Xét nghiệm nồng độ rượu trong máu cho thấy nồng độ methanol (một chất cực độc hại với hệ thần kinh, thường được dùng trong công nghiệp hóa chất) rất cao.

Hiện nay, nhiều loại rượu người dân nấu, không khử được andehit nên thường gây đau đầu. Ngoài ra, nhiều người dân nấu rượu kinh doanh bằng nhiều loại men, chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, chất lượng không đảm bảo.

Thêm nữa, vì muốn tăng độ trong của rượu, người nấu thường hòa thêm đạm urê, chưa kể các loại rượu giả, rượu tự pha chế... rất dễ gây ngộ độc cho người uống. Để an toàn cho sức khỏe, mỗi bữa mỗi người chỉ nên dùng 15 - 20ml rượu Vodka hoặc Brandy, hoặc 30ml rượu vang, còn đối với bia, chỉ khoảng 300 - 500ml là hợp lý.

Cẩn trọng với rượu không rõ nguồn gốc

Loại rượu tự nấu được khuyến cáo là có hại hơn so với rượu sản xuất trong nhà máy do tồn dư nhiều độc chất, nhưng đây không phải là loại nguy hiểm nhất. Độc hại hơn cả là rượu rởm, được pha chế từ hóa chất thay vì lên men từ gạo.

Trên thị trường, loại rượu này được bán rất phổ biến. Hầu hết những bệnh nhân ngộ độc rượu cấp đều vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nặng vì thường được phát hiện muộn, trong đó có cả ngộ độc rượu thường (ethanol) và rượu công nghiệp (methanol).

Thực tế làm việc cho thấy, từ tháng 9 âm lịch hàng năm cho đến hết tháng Giêng, số vụ và số ca ngộ độc rượu phải nhập viện bao giờ cũng tăng. Nguyên nhân chính bởi đó là mùa cưới, lễ Tết nên gia tăng các vụ ăn uống tập thể, và sử dụng rượu nhiều hơn với các loại rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả, rượu tự pha, rượu ngâm các loại cây, con không đảm bảo chất lượng, vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng…

Vì vậy, người dân cần chú ý phòng, chống ngộ độc do rượu, khi có người bị say (ngộ độc) rượu, người nhà tuyệt đối không nên để bệnh nhân ngủ ly bì suốt ngày hoặc suốt đêm.

Khi người say ngủ ly bì cũng rất nguy hiểm bởi có thể hạ đường huyết, hạ nhiệt độ, nhiều người khi say rượu nằm ngủ, dịch dạ dày nôn ra và bị hít vào phổi, gây sặc cũng rất nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong.

Danh mục bài viết Tư vấn về rượu

Đang tải dữ liệu loading