Củ riềng

Thứ Tư, 04/05/2011 04:46

2,669 xem

0 Bình luận

(0)

2188

Riềng có tên là Phong khương, có khá (Thái), Kìm sung (Dao) hay Cao Lương Khương. Cái tên Cao Lương Khương có nghĩa là Gừng (Khương) mọc ở đất Cao Lương (Trung Quốc) mà thành tên.

Tên khoa học của Riềng là: Languas officinarump

Họ Gừng: Zingiberaceae.
Riềng là vị thuốc phổ biến thường dùng trong nhân dân (sau khi đã loại bỏ rễ, lá, thân của cây thì được rửa sạch, thái lát phơi khô)
Riềng mọc hoang hoặc được trồng ở khắp nơi trên nước ta, và một số nhiệt đới ở châu Á. Riềng ưa ẩm, râm, song không chịu được úng.
Tác dụng dược lí
Riềng có tác dụng gây giãn mạch trên mạch máu cô lập và chống co thắt cơ trên ruột, có thể làm lành các vết loét, thay đổi một số thành phần trong thải lọc máu.
Theo y học cổ truyền: Riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh tỳ và vị , có tác dụng ôn trung, tán hân, giảm đau, tiêu thức ăn.
Trong Tây y: Riềng thường được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, đau bụng đi lỏng, nôn mửa, ợ hơi, đau dạ dày, cảm sốt, sốt rét, có thể nhai dập chữa đau răng. Riềng bánh tẻ ngậm chữa viêm thanh quản (khàn tiếng) rất tốt.

 

Sưu tầm

Danh mục bài viết Các loại củ

Đang tải dữ liệu loading