Trò chuyện với .... em Dứa

Thứ Bảy, 28/05/2011 08:55

1,665 xem

0 Bình luận

(0)

3876

Chưa vào hẳn mùa hè mà miệng Nhím đã bị nhiệt, ăn gì cũng không thấy ngon. Bé nhím ôm miệng lắc đầu nguây nguẩy mỗi bữa ăn. Mẹ xót xa nhìn những vết loét trắng xóa trong vành môi Nhím nhiu mày: "Tại con ăn nhiều dứa đấy, nóng quá nên mới bị như vậy". Nhím mếu máo:"Hic! thế thì con không ăn dứa nữa đâu".
Buổi tối, Nhím mở tủ lạnh lấy nước, trong ánh sáng mờ mờ bỗng thấy vẻ mặt buồn thiu của những trái dứa nằm co ro trong góc tủ. Nhím tò mò chống cằm ngồi chăm chú nhìn và lắng nghe...

Dứa không những không nóng mà còn mát.

Không phải em tính nóng đâu, Dứa là loại quả tính mát đấy. Dứa còn giúp phòng chống bệnh sâu răng và viêm mướu lợi nữa cơ. Vì Dứa có chứa rất nhiều vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng của cơ thể kháng sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại gây bệnh sâu răng.  

Dứa hỗ trợ cho sự phát triển của xương.

 

Em nghe nói trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học nhận thấy dứa có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ sự phát triển của xương vì em là loại hoa quả rất giàu các chất khoáng như can-xi, kali, chất xơ, brôm, i-ốt và phốt-pho, các enzim, đặc biệt rất giàu vitamin C.

Ngoài tác dụng là chất chống ô-xi hóa, vitamin C còn góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của xương, sụn, răng và lợi. Hơn nữa, loại vi chất này còn giúp chị Nhím có sức đề kháng tốt hơn, tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo đấy.
Theo phân tích, 100 gam dứa có chứa 9,3 gam carbohydrate, 0,4 gam protein, 0,3 gam chất béo, 0,4 gam chất xơ, 18 mg canxi, 28 mg photpho, 0,5 mg sắt, 0,08 mg caroten, 24 mg vitamin C, 0,02 mg vitamin B2, 0.08 mg vitamin B1, 0,2 mg niacin. Chị Nhím đã hiểu chưa nào?

"Ồ, chị nghe tên mấy vitamin đó chẳng hiểu gì cả, nhưng không sao, Dứa cứ nói tiếp đi"

Mùa hè ăn dứa phòng bệnh tiêu chảy, Y tế - thiết bị, suc khoe, dua, benh da day, trai cay, viem, ph une, tieu hoa

Dứa hỗ trợ tiêu hóa protein, tốt cho thận.

Toàn bộ cây dứa từ lá, quả đều có bromelin, nhưng  trong lõi quả là nhiều nhất.  Bơi vậy khi ăn dứa chị Nhím đừng lên cắt bỏ lõi nhé, nó cũng tốt lắm đấy.

Chính nhờ khả năng phân huỷ protein của bromelin, nên dứa được dùng làm món tráng miệng ở những bữa tiệc nhiều thịt cá; làm mềm các loại thịt dai như bò, trâu; làm chất xúc tác thúc đẩy quá trình thủy phân protein trong sản xuất nước chấm.

Ngoài những công dụng trên, dứa còn được dùng để trị bệnh tăng huyết áp, hạ nhiệt, giảm sốt (dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày), làm tan sỏi thận (khoét một lỗ nhỏ ở cuống quả dứa chín rồi nhét 7-8g phèn chua giã nhỏ vào đó, dùng thân dứa vừa khoét đậy lại, nướng cho cháy xém hết vỏ, khi quả dứa nguội thì gọt sạch vỏ, vắt lấy nước ở thịt quả đã chín mềm thịt quả chín mềm để uống, mỗi ngày uống 1 quả, sỏi thận sẽ bị bào mòn và tan dần). Y học hiện đại, sau khi nghiên cứu về tác dụng của chất bromelin quả dứa thì thấy, bromelin làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, giảm đau nhức các chứng thấp khớp, làm sạch các mô hoại tử ở các vết thương, mau lành sẹo.

Dứa còn giúp ích cho các bà mẹ mang thai nữa đấy

Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn: Nguyên nhân là bởi vì, dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, dễ chuyển dạ.

Quan niệm sai lầm về ăn dứa khi mang bầu: Có ý kiến cho rằng, ăn dứa sẽ gây nóng trong, dễ làm hỏng thai hoặc nếu người mẹ ăn dứa thì em bé sau khi chào đời sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học khuyến cáo, thông tin trên là thiếu cơ sở. Thai phụ không nhất thiết phải kiêng dứa (mà nên sử dụng hợp lý).

 
Dứa có thể gây ngộ độc không?

 
Nhím nghe mãi gật gật đầu như đã hiểu, xong lại như chưa hiểu, nghiêng nghiêng cái bím tóc nhỏ thủ thỉ hỏi Dứa: "Nhưng có lần mẹ bảo là ăn dứa không cẩn thận có khi bị ngộ độc đấy"

Ồ không phải đâu chị Nhím ơi,

Các nhà khoa học khẳng định, nguyên nhân ngộ độc dứa không phải vì bản thân quả dứa có chất độc hoặc hoặc do rắn thả nọc độc vào dứa (như nhiều người vẫn suy đoán). Thủ phạm có thể do một loại nấm độc, thường gặp dưới mặt đất – xâm nhập vào dứa qua quá trình trồng hoặc vận chuyển. Loại nấm này phát triển mạnh vào mùa hè, trùng với mùa dứa chín.

Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: bạn bị đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở…

Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa: Sau khi gọt vỏ, nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 10-30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.

Mẹ bước vào bếp, thấy Nhím ngồi thu lu bên cạnh tủ lạnh đang mở khẽ nhắc nhở: "Con không nên mở tủ lạnh quá lâu để tiết kiệm điện"

"Nhưng mẹ ơi, con vừa nói chuyện vơi em Dứa xong, con biết rồi mẹ ạ, con thích ăn dứa lắm!"

Mẹ ngạc nhiên nhưng vẫn không nén được nụ cười trìu mến khi nhìn bước chạy lon ton trên đôi chân nũn cũn của cô con gái nhỏ cùng túi dứa lủng lẳng trên tay....

 


Nghique - amthuc365.vn

 

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading