Mát hơn cả omachi đó chính là MÌ LẠNH

Thứ Sáu, 17/06/2011 09:24

4,573 xem

0 Bình luận

(0)

3576

Nếu bạn là một nhân mê mangan và phim Hàn thì hẳn bạn đã rất quen thuộc với bát mì lạnh. Cũng giống như phở ở Việt Nam, mì lạnh ở Nhật Bản và Hàn Quốc vô cùng gần gũi và đa dạng.

 Chúng ta có phở bò, phở gà, phở ngan, phở xá xíu, phở tái nạm, phở tái chín vvvv ở Nhật và Hàn Quốc, món mì lạnh cũng được biến tấu ra vô khối loại. Có loại sợi to, sợi nhỏ, sợ ngắn, sợi dài, mì màu trắng, mì màu hơi nâu, mì ăn với nước chấm có các gia vị khác….tùy vào cách gia giảm mà chúng lại có các tên gọi và hương vị khác nhau.

Nào, chúng ta hãy cùng khám phá thế giới mì lạnh phong phú trong văn hóa ẩm thực cũng như sự khác nhau căn bản giữ hai quốc gia mì lạnh này nha!

Một món mỳ lạnh có mặt tại rất nhiều nhà hàng mà được thực khách yêu thích đó chính là Hiyashi Chuka, món ăn được làm từ những sợi mỳ tôm lạnh và khi ăn thì được phủ thêm nhiều nguyên liệu ở trên và kèm với một bát súp lạnh.

Somen, Hiyamugi, Hiyashi Udon lại là những món mỳ được làm từ bột mỳ nhào nhuyễn trộn cùng với muối. Điều đặc biệt đó là Somen và Hiyamugi rất giống với loại mỳ sợi mà chúng ta vẫn được ăn đấy các bạn ạ! Sợi mỳ của Somen và Hiyamugi đều rất mỏng, chỉ rộng có 1mm, thế nhưng sợi mì somen thậm chí còn mỏng hơn cả hiyamugi (nhỏ hơn 1mm). Thường những sợi mỳ này được nhào tròn hoặc nhào thành hình vuông. Trong cả ba loại này thì udon là loại có sợi mỳ dày nhất.

Gọi là mì lạnh nên có thể ướp đá ăn được nè

Sau khi luộc những sợi mỳ lên và để nguội chúng, thực khách sẽ ăn chúng bằng cách nhúng vào một loại nước chấm làm từ đậu nành và được gọi là men-tsuyu ở Nhật. Bạn có thể mua một chai men-tsuyu rất dễ dàng ở các cửa hàng Nhật Bản hoặc bạn cũng có thể làm chúng bằng cách trộn đậu nành cùng rượu sake, mirin, nước và muối trong một chiếc bát. Ăn mỳ không thì khá là đơn giản nên những đầu bếp ở đây thêm vào một số phụ gia (được gọi là yakumi ở Nhật) để trộn cùng với súp. Những phụ gia trên (gọi chung là yakumi) gồm có gừng, rong biển, wasabi, hành tươi và rất nhiều thứ khác. Khác với somen và hiyamugi chỉ có thể ăn lạnh, udon có thể ăn kể cả khi nóng hay lạnh, nhưng mỳ lạnh udon phổ biến hơn vào mùa hè.

 
Một loại mỳ nữa cũng khá quen thuộc, đó chính là mỳ Soba (Mỳ kiều mạch), Soba được làm từ bột kiều mạch, vì thế màu sắc của loại mì này khá đen. Cũng giống như mỳ udon, mỳ soba đều có thể ăn được lúc nóng hay lúc lạnh, và tất nhiên vào mùa hè thì chẳng ai muốn ăn một bát mỳ khói nghi ngút cả vì thế đa phần chọn soba lạnh, với hai loại mỳ soba lạnh phổ biến ở Nhật Bản là mori-soba và zaru-soba.

Mỳ soba lạnh cũng được ăn bằng cách nhúng vào một bát nước chấm làm từ đậu nành và được gọi là soba-tsuyu. Thêm vào đó còn được ăn kèm rong biển, hành tươi và wasabi. Nếu như bạn ăn mỳ cùng với wasabi, cách hiệu quả nhất là cho một chút wasabi ở cạnh của bát mỳ, nhúng mỳ vào trong nước đậu nành và sau đó kéo mỳ từ trong nước chấm qua wasabi ở thành bát. Ở Nhật Bản, họ cho rằng việc bạn tạo ra âm thanh xì xụp khi đang ăn mỳ là hoàn toàn có thể vì ở đây ai cũng thế cả, thậm chí họ cho rằng việc tạo ra âm thanh đó khi ăn mỳ thì sẽ có cảm giác ăn ngon hơn. Nhưng bạn phải thật thận trọng khi mặc một chiếc áo trắng vì bạn có thể làm bẩn áo mình khi đang xì xụp đấy nhé!


Ok, bạn đã biết cách phân biệt các loại mì lạnh Nhật Bản chưa nào?

Mì lạnh Hàn Quốc còn có những nét đặc biệt hơn nữa đó.

Tuy rất phổ biến ở Nhật nhưng món ăn mát mẻ và rất lạ này có nguồn gốc từ xứ sở kim chi và luôn được coi là biểu tượng của đất nước này.

Gói mì naeng myun (mì kiều mạch) được bày bán phổ biến ở các cửa hàng tạp hóa, các khu chợ hay siêu thị ở Hàn Quốc. Giống như phở Việt Nam, bí quyết để có được món mì lạnh Hàn Quốc hấp dẫn ở chỗ nấu và chế nước dùng.

Trong khi nhiều quốc gia sử dụng nước luộc thịt, luộc gà để nấu mì, xúp hoặc phở để tạo hương thơm và vị ngọt tự nhiên thì người dân xứ sở kim chi sử dụng cả kim chi ngâm nước muối cho việc chế biến mì lạnh. Họ cho rằng đó là nét độc đáo của món mì lạnh Hàn Quốc và chỉ người Hàn Quốc mới nấu được món ăn này, cũng như không thể lẫn mì lạnh Hàn Quốc với mì lạnh Nhật Bản hay mì lạnh ở Trung Quốc.
 
 
Một đầu bếp nhà hàng ở Hàn Quốc nói sự đặc biệt của mì lạnh  là ở nước dùng. Hầu hết nhà hàng Hàn Quốc thường bỏ chút đường vào nước luộc cho thêm vị ngọt. Nhưng cũng nhiều đầu bếp không dùng đường mà thay bằng một vài quả lê chín thái mỏng để nón mì thanh mát hơn và vị ngọt cũng tự nhiên hơn.

Để tạo được vị chua nhẹ và thanh mát cho món mì lạnh, một cách đơn giản nhưng được áp dụng nhiều ở các nhà hàng Hàn Quốc là sử dụng chút giấm trước khi thưởng thức món ăn.

Mì lạnh Hàn Quốc cũng lạ bởi vị giòn dai của sợi mì. Thời gian nấu mì sẽ tạo nên điều đó, thông thường người Hàn luộc mì kiều mạch trong nước sôi 3-4 phút để sợi mì dai vừa độ sau đó vớt ngay ra, ngâm vào nước lạnh. Việc chế nước dùng và giấm sẽ được thực hiện cuối cùng trước khi thưởng thức.

Một bát mì lạnh Hàn Quốc thường được trang trí bằng những lát thịt bò hoặc thịt lợn phía trên, một nửa quả trứng luộc, vài lát lê ăn kèm, còn rau sống có dưa leo, củ cải thái sẵn.

Hiện nay, mì lạnh Hàn Quốc có hai dạng chính là mul - naeng myun và bibim - naeng myun. Mul - naeng myun được thưởng thức như một món súp lạnh với các sợi mì chứa trong nước dùng (thường là nước luộc thịt bò). Bibim - naeng myun có nhiều salad cuộn lại bởi một lớp vỏ ngoài được làm chủ yếu từ ớt.

Mul - naeng myun và bibim - naeng myun là hai biến thể chính của món mì lạnh nhưng cũng có một số dạng khác được người Hàn Quốc chế biến ra. Và người ta phân biệt các dạng mì lạnh này ở thành phần của nước dùng, của thịt hoặc rau thêm vào mì.

 

Tổng hợp Nghị Quế
amthuc365.vn

Danh mục bài viết Món ngon Á

Đang tải dữ liệu loading