Mẹo giúp tự tin với hơi thở thơm tho

Thứ Hai, 20/06/2011 12:00

1,782 xem

0 Bình luận

(0)

2584

Hàng ngày chúng ta gặp gỡ với rất nhiều người, chính vì thế hơi thở không thơm tho sẽ khiến chúng ta mất tự tin. Hãy xem video sau để có được hơi thở thơm tho 1 cách thật đơn giản

Hôi miệng có ở không ít người. Nhưng ít ai nhận ra nó bởi chúng ta thường quen với mùi của bản thân, mọi người xung quanh lại lịch sự nên ngại góp ý về vấn đề này. Bạn có thể phải nhờ người thân thiết nhận xét thực lòng mới biết được mình có hôi miệng hay không.

Bí quyết giữ hơi thở thơm tho

Nguyên nhân hôi miệng

- Nguyên nhân chủ yếu vẫn là vi khuẩn phân hủy bựa thức ăn tồn đọng trong miệng gây ra mùi hôi.

- Đồ ăn thức uống (mùi tỏi chẳng hạn) hoặc một số loại thuốc men cũng gây ra mùi khó chịu.

- Thuốc lá gây ra hơi thở có mùi gạt tàn thuốc.

- Một bệnh lý như viêm xoang, polyp mũi, dị vật… cũng gây ra hơi thở có mùi hôi.

Bí quyết giữ hơi thở thơm tho 1

Vi khuẩn và thức ăn đọng gây ra hôi miệng.

Phòng ngừa hôi miệng

Cốt lõi là thực hiện vệ sinh răng miệng tốt. Mục tiêu là thực hiện thành thạo thói quen chăm sóc răng miệng tốt - cụ thể là chải răng và làm sạch vùng kẽ răng.

Chải răng

Chải răng ít nhất 2 lần một ngày. Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có fluor. Đầu bàn chải nên nhỏ để có thể đi đến mọi vị trí của miệng. Chải răng ít nhất trong 2 phút, chải tất cả các mặt (trong, ngoài và mặt nhai của mỗi răng). Chú ý khi chải răng ở vị trí gần nướu. Thay bàn chải mới mỗi 3-4 tháng.

Bí quyết giữ hơi thở thơm tho 2

Chải răng thường xuyên.

Làm sạch kẽ răng

Làm sạch kẽ răng sau khi chải răng ít nhất một lần mỗi ngày nhưng lý tưởng nhất là 2-3 lần một ngày. Để lấy đi mảng bám giữa các răng, thường dùng chỉ nha khoa. Mục tiêu là làm sạch mặt bên răng nơi bàn chải thông thường không tới được, và giải phóng bựa thức ăn khỏi vùng kẽ răng (khoang kẽ răng).

Bí quyết giữ hơi thở thơm tho 3

Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa.

Thức ăn thức uống

Đường và thức ăn có đường trong miệng là nguồn dinh dưỡng chính cho vi khuẩn phát triển sinh ra acid gây sâu răng. Thức ăn thức uống có acid cũng là tác nhân chính gây mòn răng. Vì vậy:

• Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có đường.

• Cố gắng giảm lượng acid tiếp xúc với răng. Vì vậy, giới hạn lượng nước uống có gas (kể cả nước tinh khiết có gas) và nước trái cây, vì các loại này có xu hướng acid hóa. Có thể hạn chế bản thân dùng nước có gas hay nước trái cây một lần một ngày. Nếu không, chọn đồ uống ít acid như nước lọc, sữa, trà hay cà phê (không đường).

• Uống nhanh đồ uống có tính acid như thức uống có gas và nước trái cây, không súc hay ngậm loại nước này trong miệng trong thời gian dài

Nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng mỗi ngày. Hóa chất trong nước súc miệng có mục tiêu tiêu diệt vi khuẩn và/hoặc trung hòa bất kỳ hóa chất nào gây hôi miệng.

Chải lưỡi

Chải lưỡi mỗi ngày. Một số chải lưỡi với bàn chải mềm nhúng trong nước súc miệng (không dùng kem đánh răng). Một cách tốt hơn và dễ dàng hơn là mua dụng cụ cạo lưỡi bằng nhựa đặc biệt tại nhà thuốc.

Kẹo cao su

Một số người nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn. Chưa rõ cơ chế kẹo sao su làm giảm hôi miệng nhưng nhai kẹo cao su làm tăng lưu lượng nước bọt. Nước bọt giúp rửa trôi các bựa thức ăn trong miệng.

Các mẹo thông dụng khác

Nếu hút thuốc, hãy cố gắng bỏ. Hút thuốc làm tăng nguy cơ bệnh nha chu tiến triển.

Kiểm tra răng định kỳ (thường một năm một lần). Bác sĩ có thể phát hiện mảng bám tích tụ và lấy sạch vôi răng. Bệnh nướu giai đoạn sớm cũng có thể được phát hiện và điều trị tránh tiến triển xấu hơn.

Theo Zing

Danh mục bài viết Mẹo vặt gia đình

Đang tải dữ liệu loading