Cân bằng tâm lý khi lần đầu làm mẹ

Thứ Hai, 18/07/2011 11:13

2,869 xem

0 Bình luận

(0)

4866

Khi bé chào đời, tôi thường xuyên cáu bẳn, 'chập cheng' vì mất ngủ do con hay khóc đêm, mệt mỏi vì chăm con…

Những vấn đè về tâm lý khi bạn bắt đầu làm mẹ

Trước khi có con, tôi là một phụ nữ năng động, sẵn sàng xông pha với các chuyến công tác dài ngày. Và dù bận đến mấy, gia đình chồng cũng như chồng tôi không thể chê trách được điều gì về sự chu đáo của tôi. Tôi hạnh phúc và hãnh diện khi hiều người nhìn tôi khen ngợi ‘vẹn cả việc nước lẫn việc nhà’.
Nhưng khi bé Bôn chào đời, tôi thường xuyên cáu bẳn, 'chập cheng' vì mất ngủ do con hay khóc đêm, mệt mỏi vì chăm con… Tôi sợ nhất là hình ảnh sáng chồng dắt xe đi làm, cánh cửa khép lại và chỉ còn tôi với con. Từ một người năng động, quen với sự bận rộn, tôi cảm thấy bí bách khi chỉ ở nhà quẩn quanh.
Tất nhiên, tôi hạnh phúc vì sự chào đời của cu Bôn, nhưng tôi cũng khó khăn và mệt mỏi với những bỡ ngỡ lần đầu làm mẹ, lần đầu dành tất cả thời gian của mình cho con…

Thực tế, không bao giờ bạn tiên đoán được điều gì sẽ xảy đến với trẻ sơ sinh. Khi trẻ mệt mỏi hay có vấn đề sức khỏe, trẻ không thể nhìn thẳng vào mắt bạn, nói cho bạn rằng ‘mẹ ơi, con mệt lắm!’, bạn chỉ có thể nhận biết bằng sự nhạy cảm và bản năng làm mẹ của mình. Rồi thời gian cho con ăn, thay tã cho con… gần như chiếm hết thời gian của bạn, thậm chí, bạn còn không buồn thay chiếc áo bị bám sữa khi cho con bú.

Và những kinh nghiệm chia sẻ cùng bạn

Học hỏi kỹ năng của người đi trước để trang bị kinh nghiệm cho mình sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng sau sinh. Và để rút ngắn con đường học làm mẹ của bạn, tôi có một số chia sẻ 'nhỏ' giúp các bạn lấy lại cân bằng sau những tuần đầu tiên làm mẹ.

1. Cậy nhờ chồng Khi nuôi trẻ sơ sinh, mẹ mất ngủ thường xuyên là điều bình thường. Mất ngủ làm đảo lộn đồng hồ sinh học của bạn, khiến bạn dễ nổi cáu, thậm chí không đủ kiên nhẫn để giải quyết những việc nhà đơn giản. Để sốc lại tinh thần cho chính mình, việc cậy nhờ chồng là việc bạn nên làm. Bạn có thể vắt sữa mình vào chai hoặc hướng dẫn chồng cách pha sữa ngoài rồi nhờ chồng cho con bú ngoài vào buổi đêm để bạn tranh thủ chợp mắt. Thậm chí, bạn có thể mách chồng cách ru bé và nựng bé ngủ tiếp khi bé cựa mình. Có chồng ‘xắn tay’ giúp đỡ, bạn sẽ có thêm thời gian ngủ và đảm bảo sức khỏe chăm nom bé tốt hơn!

2. Ngâm nước ấm mỗi tối Mỗi tối, tôi đều tranh thủ thư giãn bằng việc ngâm nước ấm. Tắm nước ấm không chỉ giúp tôi lấy lại tinh thần sau một ngày chăm con, quay cuồng với sữa, tã cho con, còn giúp tôi xoa dịu những cơn đau hậu sản. Tôi thường cảm thấy tràn đầy sức sống sau mỗi lần giành thời gian thư thái cho chính mình như thế.

3. Gia nhập hội những bà mẹ Tham gia các diễn đàn dành cho các bà mẹ, kinh nghiệm nuôi con hay 'ọp ẹp' cùng hội các bà mẹ là điều bạn không nên bỏ qua. Ở những diễn đàn và các cuộc 'ọp ẹp' này bạn sẽ sẻ chia và học hỏi được rất nhiều điều thú vị. Trao đổi, thảo luận và học hỏi kinh nghiệm từ việc chăm con của các mẹ khác, chẳng mấy chốc bạn sẽ có những kỹ năng chăm con tốt và sớm trở thảnh bà mẹ giỏi nuôi con và cả chiều chồng nữa.

4. Tận dụng người thân và bạn bè Ôm đồm quá nhiều việc sẽ có lúc khiến bạn thấy kiệt sức và loay hoay giữa một núi công việc khổng lồ. Vì vậy, bạn đừng ngại chấp nhận những lời đề nghị giúp đỡ từ phía bạn bè hay người thân của bạn. Hãy nhớ, bạn cũng chỉ là ‘lính mới’ trong việc chăm bé, và đôi khi người thân hay bạn bè của bạn có một ‘kho’ kinh nghiệm chăm sóc bé. Học cách sẻ chia gánh nặng giúp bạn thư giãn và giảm áp lực hơn. Trong trường hợp, người thân hay bạn bè của bạn quá bận, bạn cần lên kế hoạch tìm một người giúp việc đồng thời là bảo mẫu cho bé.

Danh mục bài viết Mẹ và Bé

Đang tải dữ liệu loading