Gỏi cua đồng - món ăn , vị thuốc

Thứ Hai, 25/07/2011 09:17

7,903 xem

0 Bình luận

(0)

1800

Cua đồng cót thể dùng để chế biến thành rất nhiều món ngon mà phổ biến nhất là canh cua nấu với các loại rau dân dã. Ngoài ra còn một cách thưởng thức cua rất độc đáo và giữ trọn vẹn được sự bổ dưỡng của cua đồng đó chính là gỏi cua đồng.

Cua đồng - một vị thuốc trong đông y

Cua đồng là một vị thuốc được nhân dân ta dùng từ lâu đời với tên điền giải. Theo Đông y, điều giải (cua đồng) vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

 Sách “ Lĩnh Nam bản thảo” của Hải Thượng Lãn ông ghi: “Điền giải ngọt lạnh, ít độc, hay sinh phong, có tác dụng nối gân, tiết xương, chữa phong nhiệt, trừ mụn độc…”

Do có tác dụng bồi bổ sức lực, tán huyết, bổ gân xương, nước cua đồng được nhân dân ta coi là một loại thuốc tăng lực, được các đô vật trước đây vẫn dùng trước khi bước vào trận đấu (uống một bát nước cua đặc) để tăng cường sức lực, vật khỏe và dai sức hơn. Những người đấu võ bị đòn đau, bị đánh, bị ngã có ứ huyết trước kia cũng thường uống vài bát nước cua sống để trị chấn thương, chỗ đau chóng lành.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…

Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine).

Rõ ràng cua đồng là nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của bà con nông thôn, một nguồn thực phẩm dễ kiếm, sẵn có ngay ở đồng ruộng. Cua có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa hè - thu, hàng năm chỉ sau mấy cơn mưa đầu hè lại thấy cua bò ra trên mặt ruộng, có nơi nhiều cua chỉ bắt một lúc được mấy giỏ.

Gỏi cua đồng - độc đáo thơm ngon và bổ dưỡng

Cua bắt về không nên làm ngay mà cần để ngâm qua đêm cho nhả bớt đất, sau đó sóc sạch, bóc mai, càng và yếm cua, chỉ lấy phần mình cua. Để được món gỏi cua đỏi hỏi sự khéo léo và kỹ lưỡng cao.  Gọi là gỏi nhưng thực chất khi ăn cua đã chín. Đó là nhờ đã được ngâm trong nước khế chua. Chính nước khế đã tẩy hết mùi hôi tanh của cua, làm chín thịt cua. Nếu dùng nước chanh thì chua gắt còn giấm lại không đủ chua, chỉ có nước khế chua dịu, thịt cua chín tới ăn mới ngon.

Khi dùng nước khế để làm chín thịt cuacó một mẹo vặt khiến thịt cua không bị thâm mà luôn trắng trông đã ngon miệng đó là phải gọt bỏ hết phần cạnh múi và bỏ hết hạt. Sau đó thái chỉ củ chuối tiêu non đem trần qua nước ấm cho bớt chát và mềm. Giã càng và chân cua lọc lấy nước thật đặc đem trưng lên. Công đoạn cuối cùng là trộn thịt cua, củ chuối và nước trưng với ớt, vừng, vắt kiệt nước cho khô và tơi. Trước khi bày lên đĩa trộn đều với ít lá nghệ thái chỉ. Làm gỏi cá hay cho lá chanh nhưng khi ăn thì thơm, ăn xong lại không cảm nhận hết mùi vị. Lá nghệ ăn vào bụng rồi vẫn thấy mùi thơm tỏa ra làm đánh tan hết vị tanh và hôi của bùn đất.

Nếu một lần có may mắn được thưởng thức món ăn này dưới bàn tay chế biến khéo léo của các chị các mẹ dân quê đảm đang hẳn bạn sẽ chẳng thể nào quên.

Tổng hợp Nghique
amthuc365.vn

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading