Những hiểu biết cơ bản về thực phẩm chức năng

Thứ Ba, 01/11/2011 03:45

2,727 xem

0 Bình luận

(0)

2191

Thuật ngữ Dược phẩm dinh dưỡng (Nutraceuticals) do TS Y khoa Stephen DeFelice đặt ra vào năm 1980, ông là người sáng lập ra “Quỹ Cải tiến Y học” với ý nghĩa là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe-y tế bằng cách bổ sung những hoạt chất hay thành phần thiên nhiên đem lại sức khỏe hoặc tăng cường sức khỏe cho cơ thể con người.
Thực phẩm chức năng (TPCN) (Nutraceuticals hay Functional foods)
- Thuật ngữ Dược phẩm dinh dưỡng (Nutraceuticals) do tiến sĩ Y khoa Stephen DeFelice đặt ra vào năm 1980, ông là người sáng lập ra “Quỹ Cải tiến Y học” với ý nghĩa là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe - y tế bằng cách bổ sung những hoạt chất hay thành phần thiên nhiên đem lại sức khỏe hoặc tăng cường sức khỏe cho cơ thể con người.

- Thực ra từ những năm 1900, các nhà sản xuất Sữa của Hoa Kỳ đã bổ sung Iod để ngăn ngừa bệnh cường giáp (trạng) là một ví dụ của loại TPCN theo khái niệm này đã ra đời rất sớm.

- TPCN cổ điển (traditional nutraceuticals) vốn có sẵn trong rau quả, cá, thịt, sữa, … trong thiên nhiên với thành phần dinh dưỡng cơ bản như Lycopene trong Cà Chua, Omega-3 acid béo trong cá hồi hay saponin trong đậu nành… hay nước cam ép có bổ sung Calcium, bột mì có hàm lượng acid folic là những TPCN mà ta thường thấy.

- TPCN không truyền thống (non traditional nutraceuticals) là loại thực phẩm chế biến, có thêm những phụ gia, hoạt chất hay từ khi nuôi trồng đã bổ sung thành phần dinh dưỡng theo một tác dụng (có chủ ý) đối với cơ thể như gạo có tăng cường Beta-Carotene, Vitamin bổ sung trong Búp cải súp lơ (Broccoli) hay Đậu nành… Những nghiên cứu về công nghệ sinh học biến đổi Gen cũng nhằm vào việc tạo ra những giống cây trồng mới có chất lượng dinh dưỡng cao hơn loại truyền thống.

Vì thế, chúng ta có thể nói rằng “thực phẩm chức năng” là điều không có gì mới mẻ, nhưng với đà phát triển về khoa học kỹ thuật, khả năng phân tích ngày nay đã cho phép chúng ta giải mã được những điều “bí ẩn” có trong thực phẩm để từ đó biến cách ăn “tạp” thành ăn “tinh”, tập trung nhiều chất bố dưỡng cho cơ thể một cách hợp lý hơn cũng như qua thức ăn mỗi ngày chúng ta tránh được những căn bệnh hiểm nghèo hay mạn tính mà con người dễ bị mắc phải. Tuy nhiên, cách định nghĩa về từ TPCN hiện nay trên thế vẫn chưa được thống nhất vì bản chất phức tạp, đâu là ranh giới giữa “thức ăn có chức năng” đâu là thuốc chữa bệnh, việc ngăn ngừa bệnh tật có phải là thuốc hay không vẫn là một đề tài nóng bỏng giữa những nhà quản lý và khoa học tuy rằng việc lạm dụng “chức năng” phòng bệnh để biến thành thuốc chữa bệnh là hiện tượng phổ biến hiện nay như chúng ta đã thấy những quảng cáo phóng đại của một một số nhà sản xuất TPCN. Sự việc này được các cơ quan về quản lý dược và thực phẩm các nước cảnh báo, lo ngại người tiêu dùng sẽ bị lừa gạt, ‘tiền mất tật mang” mặc dù tâm lý “tránh” bệnh tật, lười đi chẩn đoán và xét nghiệm của người dân là khe hở để các loại TPCN hoành hành và phát triển, mở rộng thị phần trong đời sống “ẩm thực” hiện nay. Phải chăng ý đồ của các nhà khoa học, chế biến thực phẩm muốn biến “thuốc” là một loại thức ăn “ngon” thay cho khái niệm “thuốc đăng dả tật” đã tồn tại trong quần chúng hằng nghìn năm qua?

Thực phẩm chức năng là gì?
- Thông tư 08 (năm 2004) của Bộ Y tế định nghĩa: "TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh". Do đó, TPCN khác với thực phẩm thông thường ở chỗ được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi của thực phẩm. Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Do đó, TPCN có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn các chất dinh dưỡng thông thường và liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí được tính bằng miligram hoặc gram.

- Một Hội nghị Quốc tế về TPCN đã khuyến cáo không chấp nhận việc công bố khả năng chữa trị bệnh của TPCN, trên nhãn sản phẩm TPCN không được phép ghi chỉ định điều trị bất kì một bệnh cụ thể nào.

- Có thể chia TPCN thành bảy loại: TPCN bổ sung vitamin và khoáng chất (như bổ sung Iod vào muối, vitamin A vào đường, sữa...); TPCN dạng viên (viên tăng lực, viên calcium đề phòng loãng xương, viên phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, ung thư...); TPCN "không béo", "không đường", "giảm năng lượng" (trà thảo dược...); nhóm các loại nước giải khát, tăng lực (bổ sung năng lượng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể lực, thể thao...); nhóm giàu chất xơ tiêu hóa (làm nhuận trường, phòng ngừa sỏi mật...); nhóm các chất tăng cường chức năng đường ruột và TPCN đặc biệt (dành cho phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ ăn giặm, người bị tiểu đường...).
(Theo TTO)

Danh mục bài viết Thực phẩm chức năng

Đang tải dữ liệu loading