Công dụng của dầu đậu phộng, dầu mè

Thứ Hai, 12/12/2011 01:36

7,809 xem

0 Bình luận

(0)

3554

Đậu đỗ không chỉ để cắn. Từ đậu đỗ có thể chiết xuất những loại dầu ngon. Từ dầu đậu phộng cho đến loại dầu hiếm quả hồ trăn (pistachio), tất cả đều giàu vị

daudauphongdaume

Dầu đậu phộng

Đó là một trong những loại dầu quan trọng nhất. Nhân đậu phộng thường được nghiền, ép nóng, và tinh chế. Loại dầu có màu vàng nhạt này giàu acid béo đơn không bão hoà.

Vị: Dầu đậu phộng không có vị.

Công dụng: Dầu đậu phộng có thể nấu ở nhiệt độ cao. Lý tưởng cho chiên, nướng, chiên giòn với nhiều dầu. Dầu rất phổ biến trong ẩm thực châu Á. Trong chế biến món nguội, dầu cũng phù hợp khi vị mạnh của một loại dầu khác hoặc những thành phần và gia vị khác cần một sự hỗ trợ trung tính. Chẳng hạn thử cho chúng vào xốt mayonnaise và nước ướp bằng thảo vị.

 

Bảo quản: Bạn có thể để dầu đậu phộng đến 18 tháng. Khi bỏ vào tủ lạnh, dầu bắt đầu sệt lại. Để ra ngoài với nhiệt độ của phòng, dầu sẽ lỏng ra và trong trở lại.

 

Dầu mè

Dầu mè chủ yếu sản xuất ở các nước châu Phi và châu Á. Dầu sản xuất từ hạt mè đã rang chín với mùi thơm lừng; nó được thừa nhận với mùi thơm đậm và màu hổ phách. Bình thường màu của dầu mè vàng nhạt. Lượng acid béo đơn và đa không bão hoà gần ngang nhau.

Vị: Dầu mè có vị thơm đậm và vị đậu.

Công dụng: Dầu mè màu hổ phách là loại dầu gia vị tiêu biểu. Nó tạo cho các món salad, xốt, từ phương Đông và các món chiên từ vùng Viễn Đông một vị mạnh đặc trưng. Có thể rắc dầu trên những món đã nấu chín. Dầu mè màu vàng nhạt có thể đun nóng, và nó khiến cho các món nước xốt fondue của Nhật trở thành đặc sản – món tempura với vị riêng.

Bảo quản: Dầu mè có thể để được 18 tháng.

Sưu tầm

Danh mục bài viết Gia vị có nguồn gốc Thực vật

Đang tải dữ liệu loading