Ba ba

Giá trị dinh dưỡng

Ba ba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan chặt đến điều kiện môi trường thời tiết như: nhiệt độ, chất lượng thức ăn... nhiệt độ xuống thấp dưới 10 (°C), sức ăn giảm, sinh trưởng chậm, cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn con đực. Ba ba bơi lội nhanh, lặn rất lâu nhờ các cơ quan hô hấp phụ trong họng cho phép trao đổi khí ngay trong nước. Cổ có thể vươn dài ra hoặc thụt sâu vào trong mai. Chuyên ăn động vật. Đẻ trứng vào đất cát ở mép nước. Thịt Ba ba ngon, được coi là món ăn đặc sản dân tộc. Đã được nuôi để lấy thịt. Ba ba đẻ trứng trên cạn, thụ tinh trong, thời gian thụ tinh có thể tới 6 tháng, nên khi cho đẻ tỉ lệ con đực thường ít hơn con cái.

Mùa sinh sản chính: cuối mùa xuân đầu mùa thu, mỗi lứa đẻ 10 - 15 trứng. Ba ba thường sống ở đáy sông, suối, đầm, hồ, ao, chúng phàm ăn nhưng chậm lớn, hung dữ như nhiều loài ăn thịt khác, nhưng lại nhút nhát khi nghe tiếng động lớn nhất là sấm sét. Khi đói chúng ăn thịt lẫn nhau. Một số vùng ở Việt Nam còn gọi tên là cua đinh.

Công dụng

Công dụng của ba ba:

Thịt ba ba: Thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên và kháng ung, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, hay nóng trong, mồ hôi ra nhiều..., làm thuốc chữa các chứng bệnh như cốt chưng lao nhiệt (nóng chưng bốc ở tầng sâu bên trong, ra mồ hôi trộm, thường có ở bệnh lao phổi), cửu lỵ (lỵ mạn tính), cửu ngược (sốt rét dai dẳng), băng lậu (băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong kinh), đới hạ ((khí hư), loa lịch (lao hạch)... Thịt ba ba là thực phẩm rất thích hợp cho những người bị bệnh lao phổi, lao ngoài phổi, viêm gan mạn tính, xơ gan, đái đường, viêm thận, các bệnh lý ác tính sau khi dùng hoá trị liệu, nam giới thận yếu thuộc thể Can thận âm hư biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, có cảm giác nóng sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, gò má đỏ, vã mồ hôi trộm, di mộng tinh, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, miệng khát họng khô, lưỡi đỏ...Thịt ba ba được dùng dưới dạng nấu cháo, om với chuối xanh và đậu phụ hoặc hầm nhừ.

Mai ba ba: Mai ba ba vị mặn, tính bình, có công dụng dưỡng âm thanh nhiệt, bình can tức phong, nhuyễn kiên tán kết, thường được dùng làm thuốc để chữa các chứng bệnh như hao gầy, lao lực quá độ, đau nhức trong xương, tiểu tiện ra sỏi, tích huyết sinh hòn cục, sốt rét sinh báng to (tẩm dấm nướng, tán thành bột uống với rượu); sốt rét lâu ngày (nướng vàng, tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước gừng); trẻ em kinh giản (nướng, tán bột, hoà với sữa uống; đau lưng (kinh nghiệm của Tuệ Tĩnh dùng mai ba ba bôi sữa, nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4g với rượu hâm nóng)...

Đầu ba ba: Đầu ba ba dùng rượu tẩm kỹ, phơi trong bóng mát cho khô rồi đốt cháy tồn tính, có thể chữa dược cam sài lở ngứa ở trẻ em, phụ nữ sau sinh bị sa tử cung, lở ngứa âm hộ, đàn ông thoát giang (lòi dom), trĩ sa nhiều hoặc quy đầu lở loét (đầu ba ba khô tán thành bột, hoà với dầu thực vật xoa sau khi đã rửa sạch bằng nước sắc ngải cứu).

Máu ba ba: Máu ba ba có thể chữa chứng nhãn khẩu oa tà (liệt dây thần kinh VII ngoại vi), lao xương khớp, thoát giang, trẻ em sốt rét, có báng tích, bị cam sài. Người ta còn pha máu ba ba với rượu uống nóng để phục hồi sức khoẻ cho người mới ốm dậy. Máu ba ba ngâm mật ong có thể trị bệnh đái đường, hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh đường ruột...

Mỡ ba ba: Mỡ ba ba đem rán thành dạng mỡ nước dùng bôi ngoài để chữa bỏng, vết thương, vết loét, mụn nhọt, bệnh trĩ.

Mật ba ba: Mật ba ba trị được những chứng bĩ khối (khối tích trong ổ bụng), báng tích, trĩ lậu (trĩ có lỗ dò)...

Các bài thuốc chữa bệnh từ ba ba

Tinh trùng ít: Ba ba 1 con, mộc nhĩ trắng 15g, tri mẫu, thiên đông, nữ trinh tử, hoàng bá, mỗi thứ 10g, lát gừng tươi, hành cây mỗi thứ vừa phải. Làm thịt ba ba, bỏ nội tạng, đầu, chân, cho thịt ba ba vào trong nồi, cho nước, gừng tươi, hành, đun to lửa cho sôi, rồi đun nhỏ lửa. Khi thịt chín cho mộc nhĩ trắng đã ngâm nở vào túi thuốc (trong có tri mẫu, hoàng bá, thiên đông, nữ trinh tử) vào. Khi thịt ba ba đã nhừ bắc ra. Ăn thịt ba ba, mộc nhĩ, uống nước. Mỗi ngày 1 lần, 7 ngày là 1 liệu trình. Thời gian dùng thuốc không sinh hoạt tình dục.

Bổ thận tráng dương: Ba ba, đông trùng hạ thảo. Chữa lưng gối đau mỏi mệt, nữ kinh nguyệt không đều. Nam di mộng tinh, yếu sinh lý: ba ba 1 con 500g, đông trùng hạ thảo 10g, hồng táo 20g.

Đau lưng mỏi gối, di tinh, nhức đầu, hoa mắt do can thận âm hư: Ba ba 1 con, cẩu khởi tử, hoài sơn dược mỗi thứ 30g, nữ trinh tử, thục địa mỗi thứ 15g. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, đầu, rửa sạch, cho cùng cẩu khởi tử, hoài sơn dược, nữ trinh tử, thục địa, nấu chín, bỏ thuốc. Ăn thịt ba ba, 2 ngày 1 tháng.

Bổ khí huyết, bổ thận ôn dương: Ba ba sâm mạch - ba ba một con 500g, nhân sâm 10g, mạch môn 9g, táo đỏ 10 quả, đan sâm 10g, gừng 5g. Nấu ăn cái, uống nước, hoặc chỉ ăn sâm táo.

Bổ khí huyết, tâm thận: Ba ba 1 con (500g), đảng sâm 15g, táo đỏ 10 quả bỏ hột, sinh địa 10g, canh gà 300ml, xì dầu 10g, hành 10g. Để ba ba vào nồi, xoa lên mình ba ba rượu, xì dầu, muối. Cho các thứ còn lại đậy mai ba ba lên, đổ canh gà rồi hầm. Ăn hàng ngày một lần trong tuần. Mỗi lần khoảng 50g thịt ba ba.

Chữa băng lậu khí hư: Ba ba 1 con 300 - 500g. Cho phụ gia vào hầm rồi mới cho nhân sâm vào đun tiếp 15 - 20 phút nữa mới ăn.

Chữa bạch đới: Ba ba 1 con 300 - 500g, hoài sơn (khoai mài) 50g; dấm gạo. Xào ba ba với dấm gạo. Sau đó cho vào nồi với khoai mài để hầm. Cách ngày ăn một lần. Ăn 5 lần.

Chữa sốt sau sinh: Ba ba 1 con 300 - 500g, hoài sơn 30g, long nhãn 20g. Hầm chín ăn nóng.

Bổ can thận (dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế trừ khát, chữa cổ khô, miệng ráo, hấp sốt, ù tai, váng đầu, hoa mắt, ho lâu ngày, ho ra máu): Ba ba 1 con 500g (làm như thường lệ). Bối mẫu 5g, tiền hồ 5g, hạnh nhân 5g, phụ gia (gừng, hành, tỏi) như các bài trên. Hầm xong ăn nóng.

Chữa tâm âm suy, tê thấp (di mộng tinh, bạch đới): Ba ba 1 con 500g, xích tiểu đậu (hoặc đậu đỏ), hạt sen 100 hạt, táo tàu 4 quả bỏ hột. Ba ba làm như thường lệ.

Xơ gan cổ trướng: Ba ba 1 con (khoảng 500g), tỏi to 125g. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nấu với tỏi đã bóc vỏ (không cho muối), nấu chín nhừ đem ăn. 2 ngày 1 lần, 15 ngày là một liệu trình. Người nôn không ăn uống được cho thêm 10g gừng tươi, người bụng báng cho thêm 200g củ cải trắng.

Viêm thận mãn tính, phù thũng: Thịt ba ba 500g, tỏi 100g, đường trắng, rượu trắng mỗi thứ vừa phải. Cho tất cả vào nồi nấu chín ăn. 2 ngày 1 thang.

Ho lao, ho do âm hư, nhiệt thấp, ra mồ hôi trộm: Ba ba 1 con, xuyên bối mẫu 5g, canh gà 1.000ml, muối tinh, rượu gia vị, hoa tiêu, gừng tươi, hành mỗi thứ vừa phải. Cho ba ba vào nước sôi làm sạch, bỏ ruột (để lại mật dùng lúc khác) cho vào bát hấp, cho xuyên bối mẫu, muối tinh, rượu gia vị, hoa tiêu, gừng tươi, hành, canh gà, cho vào chưng cách thủy 1 tiếng là được. Ăn thịt ba ba, uống canh, mỗi ngày 1 lần. Công hiệu: tư âm bổ phổi.

Âm hư và lao triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, gan bàn tay bàn chân nóng: Thịt ba ba 250g, bách bộ, địa cốt bì, tri mẫu mỗi thứ 9g, sinh địa 24g. Cho các thứ thuốc trên vào túi vải nấu nước. Bỏ bã uống nước. Mỗi ngày 1 thang.

Cốt chưng lao nhiệt: Ba ba 1 con, địa cốt bì 25g, sinh địa, mẫu đơn bì mỗi thứ 15 gam. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nấu canh với địa cốt bì, sinh địa và mẫu đơn bì. Mỗi ngày ăn mấy lần, uống nước ăn thịt, ăn liên tục mấy thang.

Bệnh sốt rét: Ba ba 1 con (khoảng 250g). Cho vào nồi nước sôi 2 - 5 phút, lấy mai ra, bỏ ruột, lại cho vào nồi, cho nước nấu chín. Ăn canh, ăn thịt ba ba, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.

Bệnh động kinh: Ba ba 1 con, dầu thực vật, muối tinh mỗi thứ vừa phải. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, đầu, rửa sạch, cho nước nấu chín, muối tinh. Khi bệnh động kinh chưa phát, ăn thịt ba ba, mỗi ngày 1 lần, ăn liền 7 ngày.

Lòi dom: Ba ba 1 con, ruột già lợn 500g, muối tinh vừa phải. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, nấu với ruột già lợn, cho muối tinh. Ăn thịt ba ba, uống nước canh. Kiêng: phụ nữ có thai và người tì vị dương suy không được ăn.

Lưu ý khi sử dụng

Những người tuyệt đối kiêng kị thịt ba ba:

Thịt ba ba được xem là thực phẩm bổ dưỡng, có khả năng chữa nhiều bệnh tật nhưng phụ nữ sinh đẻ, người nhiệt thấp... không nên ăn.

Những người có tặng hàn: Giống như hầu hết thuỷ hải sản, thịt ba ba có tính hàn, không tốt cho người cũng mang tạng hàn. Ba ba chỉ phù hợp với người tạng nhiệt, có khả năng hấp thụ các thực phẩm mang tính hàn. Những người đã sẵn tạng hàn, khi ăn ba ba có thể bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, khiến cơ thể không những không hấp thụ được dưỡng chất của thực phẩm mà còn đau bụng, buồn nôn. Do đó, nếu bạn là người mang tạng hàn, bạn nên chọn những món ăn từ các nguyên liệu mang tính nhiệt.

Người dị ứng thủy hải sản: Những người dị ứng thuỷ hải sản, ăn ba ba có thể gây đau bụng, tiêu chảy… Thêm vào đó, với tính hàn mạnh, thịt ba ba có thể làm tăng biểu hiện của dị ứng. Do vậy, bạn nên không ăn hoặc ăn ít một để kiểm tra phản ứng của cơ thể.

Người sinh đẻ: Thịt ba ba có tác dụng thông huyết mạch. Người mang thai ăn nhiều có thể gây nguy hại đến thai nhi, dẫn đến sảy thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra khả năng đẩy thai của phần chân ba ba mạnh hơn rất nhiều so với phần thịt ở các bộ phận khác.Người vừa sinh đẻ sức đề kháng yếu, việc ăn ba ba có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Người đau ốm dở: Thịt ba ba có tác dụng chữa một số căn bệnh, tuy vậy người đang ốm yếu không nên dùng để cải thiện sức lực. Ăn ba ba lúc ốm yếu không giúp hồi phục mà còn có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc kéo theo những bệnh khác.

Người thừa đạm: Lượng đạm trong thịt ba ba vô cùng nhiều, người đã mắc chứng thừa đạm, người mắc bệnh gút ăn thịt ba ba có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng. Ngoài ra, với tác dụng thông huyết, thịt ba ba không nên là món ăn của phụ nữ rong huyết, rong kinh, người từng mắc bệnh xuất huyết đường ruột, dạ dày…

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc: Bên cạnh những người phải kiêng ăn thịt ba ba, đây còn là nguyên liệu dễ gây ngộ độc cho người khoẻ mạnh nếu không ăn đúng cách. Sống trong môi trường nước, thức ăn chủ yếu của ba ba là thuỷ sinh, tôm, ốc, cá… Đặc biệt, ba ba có sở thích ăn những con vật đã chết khiến đường ruột của ba ba trở thành thùng chứa vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này sinh sôi, nảy nở rất nhanh khi ba ba chết. Lúc này, a-xít amin và đạm cũng giải thành những chất thuộc nhóm amin, có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Ba ba chết trước khi làm thịt có thể xuất hiện chất histamin do vi khuẩn phân huỷ đạm. Chất độc này tồn tại ngay cả với nhiệt độ cao nên tăng khả năng bị ngộ độc cho người dùng. Ngộ độc ba ba thường diễn ra nhanh, dễ gây tử vong nếu không giải độc kịp th