Cà pháo

Giá trị dinh dưỡng

Cà pháo, còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum, là một loài cây lâu năm thuộc họ Cà (Solanaceae), nhưng thường được trồng lấy quả sử dụng làm rau ăn trong ẩm thực ở nhiều nước trên thế giới như là cây một năm. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín.

Công dụng

Quả cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào: Quả vừa tới thường được chế biến dưới dạng nấu, như trong món cà ri. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm. Lá non có thể ăn ở dạng tươi, luộc hay nấu.

Trị đại tiện ra máu, tiểu ra máu, chứng thổ huyết (ói ra máu): Lấy cà pháo phơi khô, đem nướng cháy, nghiền thành bột để uống, có hiệu quả khá tốt.

Trị đại, tiểu tiện gây chảy máu: Cà pháo già sao vàng, tán mịn, mỗi lần dùng 8g, hòa với nước, dấm loãng để uống, ngày 3 lần. Hoặc dùng rễ và cây cà khô 40g sắc uống.

Trị đại tiện ra máu lâu ngày không khỏi: Sách thuốc của Trung Quốc có thuật lại cách dùng cà pháo để trị như sau: Dùng vài mảnh giấy tập học trò, đem nhúng nước và gói trái cà lại, cho vào miệng dưới của ống lò, nướng cho chín (tức là đợi khi các mảnh giấy đều cháy hết cả), lấy ra lột sạch bên ngoài, chấm với gia vị để ăn.

Trị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém: Quả cà tươi 250g nấu lên ăn cùng với một số thực phẩm khác theo thói quen như: thịt heo, rau tía tô, hành tỏi, ngò tàu… liên tục trong mấy ngày, có công năng kiện tỳ, hòa vị; thích hợp chữa trị các chứng bệnh vận hóa của tỳ vị kém (ăn uống khó tiêu, đại tiện phân sống…).

Trị khó tiểu: Nước hãm lá tươi cà dại hoa trắng, phối hợp với cành lá của cây đơn buốt.

Trị đau răng, viêm lợi: Quả cà muối lâu năm, đốt tồn tính, xát than này vào răng, lợi.

Trị đau răng, răng lung lay, nha chu viêm: Núm cà pháo 1kg, ngâm 1 lít nước muối (100g muối cho 1 lít nước), ngâm một đêm. Sáng ra vớt ra để khô, sao cho khô, tán thành bột. Dùng để xát vào răng. Đây là kinh nghiệm của Ohsawa dựa trên nguyên lý điều chỉnh âm - dương, trong đó, núm cà (âm), muối (dương), ngâm nước (âm), sao khô (dương). Làm thành bột (có âm + dương), trên lâm sàng chúng tôi nhận thấy có kết quả khá tốt.

Trị ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30 - 60g nấu chín, cho mật ong vừa đủ, nấu lại, ngày ăn 2 lần.

Trị mụt nhọt đau đớn khó chịu: Trái cà pháo tươi giã nát, cho vào một ít đường đắp ngay chỗ đau, có thể chống sưng, cầm đau nhức.

Trị mụt nhọt đau đớn khó chịu: Trái cà pháo tươi giã nát, cho vào một ít đường đắp ngay chỗ đau, có thể chống sưng, cầm đau nhức.

Trị đinh nhọt và viêm mủ da: Giã lá tươi và đắp vào chỗ đau.

Trị ong (vò vẽ) đốt, nứt nẻ ở bàn chân, kẽ chân: Quả giã nát với lá lốt, lấy nước bôi.

Trị nhọt lở loét: Tai quả cà nấu uống rất tốt.

Trị chân tay bị nứt nẻ và giá lạnh: Dùng rễ và cây cà khô nấu nước ngâm rửa.

Lưu ý khi sử dụng

Những người không nên sử dụng cà pháo muối:

Người suy nhược cơ thể: Người xưa thường có câu “1 trái cà bằng 3 chén thuốc”. Ý nói cà rất độc. Do đó, những người đang bị ốm nếu ăn cà vào sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến bệnh nặng thêm.

Người mới ốm dậy: Tính hàn trong cà pháo sẽ khiến cho sức khỏe của bạn gặp nhiều bất lợi. Không những không thể giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà nó còn khiến bạn mệt mỏi.

Phụ nữ mang thai: Món cà pháo muối chua, thơm giòn luôn hấp dẫn các bà bầu ốm nghén. Tuy nó có thể làm bạn “đã” cơn ốm nghén nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tử cung, không tốt cho em bé.

Ngoài ra, những phụ nữ khác cũng không nên ăn quá nhiều cà pháo, để giảm sự tác động đến tử cung, vì cà pháo chứa chất độc và có tính hàn:

Phụ nữ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi. Do vậy các chị em sau sinh cẩn thận ăn cà muối để tránh ảnh hưởng tới sữa cho con bú.

Người bị bệnh tử cung: Phụ nữ ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung. 5 Bệnh tăng nhãn áp Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng cà pháo vì có thể ảnh hưởng rất nhiều tới thị lực.