Chao

Giá trị dinh dưỡng

Chao hay đậu phụ nhự, là một loại đậu phụ lên men, tạo thành các bánh chao mặn, béo ngậy, được ưa dùng trong việc chế biến các món ăn chay. Trong các cuốn sách về ăn chay dưỡng sinh có nói, sở dĩ Chao dầu dinh dưỡng hơn đậu phụ thường là do trong quá trình được ủ cho lên men, các protit có trong đậu nành được chuyển hóa thành các axit amin.

 một món ăn của ẩm thực Quảng Đông (Trung Quốc) và Việt Nam. Ở Việt Nam, chao phổ biến hơn ở miền Trung và miền Nam. Nhiều người cảm thấy sản phẩm này có vị thơm ngon, béo ngậy, đặc trưng, kích thích ăn ngon miệng. Nó còn được nhắc đến là “phô mai châu Á” vì nó có lớp mốc bên ngoài béo như phô mai Roquefort hay Camembert

Công dụng

_ Dùng trong các món ăn chay: dùng làm nước chấm, làm thực phẩm.

_ Dùng trong các món mặn: chao làm gia vị ướp thay cho nước tương, nước mắm làm hương vị món mặn phong phú hơn, kích thích vị giác ăn ngon miệng đồng thời hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và cung cấp nhiều protein hơn so với nước tương, nước mắm: ướp thịt, cá, tôm, mực, vịt, thị heo rừng.

_ Các món xào: như khổ qua xào trứng, mướp xào thịt bằm… nhờ hàm lượng muối có sẵn trong lúc lên men và tác dụng kích thích ăn ngon.

 


Bảo quản

Giữ chao ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Để chao trong hũ thủy tinh hoặc sứ, đậy nắp chặt tránh không khí vào trong.

Lưu ý khi sử dụng

Có hai loại chao khác nhau: chao nước hoặc chao khô. Chao nước là loại chao sau khi ủ khoảng 2 – 3 ngày cho lên men, người ta sẽ cho nước muối và rượu vào ngâm cùng. Ngược lại, chao ủ cho lên men mà không qua quá trình tiếp xúc với nước là chao khô. Loại chao khô khi ăn miếng chao thường cứng, chắc, béo và nặng mùi hơn. Nếu ai mới ăn chao lần đầu sẽ rất khó ngửi được mùi của chao khô. Nhiều người vẫn gọi chao khô là chao chùa và cho rằng so với đậu hũ, chao còn giàu giá trị dinh dưỡng hơn vì trong quá trình ủ và lên men, các protit có trong đậu nành được chuyển hóa thành các axit amin, rất có lợi cho sức khỏe.