Dầu ăn

Giá trị dinh dưỡng

Dầu ăn được tinh lọc từ nguồn gốc thực vật, nằm ở thể lỏng trong môi trường bình thường. Có khá nhiều loại dầu được xếp vào loại dầu ăn được gồm: dầu ô liu, dầu cọ, dầu nành, dầu canola, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu lạc, dầu hạt nho, dầu vừng, dầu argan và dầu cám gạo. Nhiều loại dầu ăn cũng được dùng để nấu ăn chủ yếu trong các món chiên, xào.

Thuật ngữ “dầu thực vật” được sử dụng trên nhãn của sản phẩm dầu ăn để chỉ một hỗn hợp dầu trộn lại với nhau gồm dầu cọ, bắp, dầu nành và dầu hoa hướng dương.

Công dụng

Dầu ăn có nhiều công dụng cho sức khỏe, duy trì lượng Cholesterol ổn định trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, cũng như làm đẹp. Mỗi loại dầu ăn sẽ có tác dụng riêng và cách dùng khác nhau.

Dầu oliu: Dầu oliu có chứa axit béo không bão hòa Omega 3 cần thiết cho trí não và sức khỏe, đặc biệt trẻ còi xương. Hơn nữa trong dầu cũng có nhiều vitamin, khoáng chất có thể dùng chăm sóc tóc và da. Dầu oliu giúp cơ thể hấp thụ canxi và giảm lượng Cholesterol xấu trong máu.

Dầu lạc, dầu đậu phộng: Dầu lạc hay còn gọi là dầu đậu phộng được chiết xuất từ hạt lạc có vị thơm ngọt ngào. Thành phần chính là axit béo, axit oleic, axit linoleic và axit palmitic và chất chống oxy hóa như Vitamin E. Dầu lạc có cao điểm khói cao nên thường sử dụng để chiên thực phẩm.

Ngoài dùng trong nấu ăn, dầu lạc có nhiều tác dụng khác như giảm nguy cơ bị cao huyết áp, rất có lợi cho người bị tiểu đường giúp giảm lượng đường trong máu tăng lượng insulin trong cơ thể, làm kem dưỡng da, chăm sóc tóc, dưỡng môi.

Thành phần chính của dầu đậu phộng là các axit béo, ngoài ra có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin E, Resveratrol. Chất béo không bão hòa trong dầu lạc tốt cho tim mạch, giảm Cholesterol xấu ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, nghẽn động mạch.

Dầu hướng dương: Dầu hướng dương không có chứa cholesterol, rất tốt cho sức khỏe giảm cholesterol xấu trong máu do chứa nhiều axits béo mega 6 và Vitamin E.

Dầu dừa: Trên 90% axit béo không bão hòa ngoài ra còn các khoáng chất và vitamin tan trong chất béo như canxi, megie, beta-carotene, vitamin A, D, E, K,  cơ thể có thể hấp thụ sử dụng ngay.

Ngoài ra dầu đậu nành, dầu mè, dầu hạt cải, dầu gấc chưa nhiều axit béo omega 3, 6, 9, vitamin và ít cholesterol cần thiết cho hệ tim mạch, cải thiện sức khoẻ.



Cách chọn

Chọn loại giàu có tên tuổi, thương hiệu trên thị trường.

Kiểm tra kỹ nhãn mác và hạn sử dụng.

Bảo quản

Để nơi khô thoáng, tránh để gần bếp gas, dễ gây cháy nổ.

Không để gần những đồ có tính hóa chất cao: chất tẩy rửa nhà vệ sinh, nhà bếp, dầu máy..

Những chai dầu đã mở nắp nên được dùng càng sớm càng tốt và phải đậy chặt nắp sau mỗi lần sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng

Khi chiên, rán chỉ cho tối đa 1/3 chảo không nên cho nhiều hơn khiến dầu ăn bắn ra ngoài gây bỏng.

Dầu vừng, mè chứa nhiều chất chống oxy hóa, được dùng để trộn các món salad, làm nước xốt hoặc nước chấm.

Dầu ăn nào dùng để làm salad mi nui và salad rau

Hương vị của dầu oliu khiến nó trở thành lựa chọn tốt nhất cho các món salad.

Dùng để xào, áp chảo: Đó là dầu thực vật như dậuphộng, đậu nành…có thể dùng trong nhiều món ăn như rau xào và bánh brownies.

Không nên tái sử dụng dầu ăn đã chiên rán nhiều lần và có mùi khét, màu đen.