Đậu phụ

Giá trị dinh dưỡng

Đậu phụ là một món ăn dân dã của người dân một số quốc gia Đông Á như Trung Hoa, các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Món này có nhiều cách gọi: đậu khuôn ở miền Trung và đậu hủ hoặc tàu hủ ở miền Nam. Đậu phụ là món ăn có thể giúp phòng chống xơ vữa động mạch, cũng thường được làm món ăn chay cho những người theo đạo Phật. Nguyên liệu làm đậu phụ là hạt đậu nành, được xay lên rồi ngâm vào nước. Tinh bột chảy vào nước thành hình dáng theo người làm tự tạo, bã được lọc ra ngoài. Các hình dáng thường thấy là hình vuông, tròn hay chữ nhật dài. Khi sản phẩm hoàn thành thì có thể sao chế thêm, như cắt thành hình chữ nhật rán với dầu. Thành một màu vàng bọc ngoài thêm gia vị thếm, là thành một bữa. Nếu không rán thì có thể cắt lát làm thêm phần phụ trong nồi canh rau hay cá.

Công dụng

Ngăn ngừa bệnh tim: Theo The Health Site, chế biến từ đậu nành, đậu phụ chứa isoflavone làm giảm mức độ cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ngăn ngừa ung thư: Ung thư Đậu phụ là nguồn selen dồi dào, khoáng chất cần thiết cho cơ thể để giúp hệ thống chống oxy hóa hoạt động đúng đắn, từ đó ngăn ngừa ung thư đường ruột. Đàn ông cũng có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt bằng cách ăn đậu phụ, nhưng với số lượng vừa phải.

Bệnh tiểu đường: Các sản phẩm từ đậu nành làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, ăn ít nhất 10 mg đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm tái phát ung thư vú tới 25%.

Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh: Đậu phụ giàu canxi, rất có lợi cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh khi mất cân bằng mức độ estrogen trong cơ thể. Nó giúp làm giảm các cơn nóng trong người, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, viêm khớp dạng thấp.

Làm chậm quá trình lão hóa: Một lợi ích của việc ăn đậu phụ thường xuyên là làm chậm quá trình lão hóa đáng kể. Đậu phụ giúp giữ độ đàn hồi của da, căng cơ mặt, do đó ngăn ngừa lão hóa. Ngoài việc ăn đậu phụ, bạn cũng có thể chế mặt nạ từ đậu phụ cho mặt, nó nuôi dưỡng làn da hiệu quả.

Ngăn ngừa rụng tóc: Tóc của con người chủ yếu làm từ loại protein gọi là keratin. Nếu ăn đậu phụ, mái tóc của bạn được cung cấp protein cần thiết và luôn khỏe mạnh.

Cách chọn

Một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng có màu trắng ngà, còn đậu phụ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao. Do đó, khi mua đậu, nên tránh mua đậu phụ có màu vàng hoặc ngả vàng.
Người mua cũng nên cầm thử miếng đậu lên để xem xét. Nếu cầm thấy nhẹ tay, sờ rất mềm mại thì hãy mua. Những miếng đậu nặng, cầm chắc, hơi cứng, miếng vuông vức thì không nên mua.

Ngoài ra, người mua cũng có thể phân biệt qua mùi của đậu. Miếng đậu nguyên chất lúc ngửi sẽ có mùi thơm còn miếng đậu có thạch cao ngửi thấy mùi vôi, hoặc không ngửi thấy mùi gì. Khi mua về, miếng đậu thật nếm sẽ thấy được vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng. Còn đậu phụ có chứa nhiều thạch cao khi ăn sẽ thấy vị hơi chát.

Bảo quản

Đối với đậu phụ tươi mua ở chợ, sau khi rửa sạch, hãy cho chúng vào hộp đựng, đổ nước lạnh vào ngập mặt đậu rồi đậy kín nắp và đặt vào tủ lạnh. Cần thay nước cho hộp đậu mỗi ngày để chúng luôn có đủ độ ẩm và tươi.

Đối với loại đậu phụ đã được đóng gói sẵn, cần bảo quản lạnh ngay khi mua về, không nên mở bao bì cho đến khi có nhu cầu sử dụng. Phần đậu không dùng hết sau khi đã mở bao bì có thể cho vào hộp kín và bảo quản tương tự như đậu phụ tươi.

Lưu ý khi sử dụng

Gây rối loạn tình dục ở nam giới: Theo nhà dinh dưỡng học Neha Sanwalka, Ấn Độ, ăn nhiều đậu phụ có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới như làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn "yêu", số lượng và chất lượng tinh trùng.

Các vấn đề về tuyến giáp: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thyroid (Anh) cho thấy isoflavone trong các sản phẩm đậu nành như đậu phụ ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp và có thể cản trở sự hấp thụ tuyến giáp. Nghiên cứu cũng cảnh báo ăn nhiều đậu phụ có thể tăng nguy cơ phát triển tuyến giáp.

Sỏi thận: Đậu phụ rất giàu oxalat, chịu trách nhiệm gây ra sỏi thận. Theo kết luận của một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Agriculture and Food Chemistry (Mỹ), sau khi oxalat được hấp thụ vào cơ thể từ đậu phụ, nó được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa. Trong nước tiểu, nó kết hợp với canxi để tạo thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, kết tủa tạo thành sỏi thận.

Ngăn ngừa hấp thụ chất khoáng: Đậu phụ có chứa axit phytic, liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magiê, do đó, nó ngăn ngừa đường ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Tăng nguy cơ ung thư vú: Trong khi nhiều nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra khả năng ngăn ngừa ung thư vú của đậu phụ, một nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition (Mỹ) cho thấy hàm lượng isoflavone trong đậu phụ có thể gây đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh ung thư vú.