Húng quế

Giá trị dinh dưỡng

Húng quế (tên khoa học: Ocimum basilicum, là một loài rau thơm đa niên thuộc họ Hoa môi. Cây cao chừng 0,3m, lá rậm, xanh thẫm, mùi vị nồng. Ở một số nơi trên thế giới, húng quế được dùng làm gia vị.

Húng quế đa dạng về chủng loại. Xét về hình thái có loại lá to, loại lá nhỏ; lá thân đều màu xanh hoặc lá xanh thân tím; cả lá và thân đều màu tím v.v. Về mùi hương thì có loại ngả mùi quế, mùi chanh, mùi sả v.v.

Húng quế Tây hay quế châu Âu (sweet basil), còn gọi là quế ngọt, quế Tây, húng Tây rất thơm, mùi hăng đậm, ngọt và mát. Cái tên basil lấy từ tiếng Hy Lạp basilikohn, có nghĩa "đế vương," do người Hy Lạp xưa rất quý basil vì họ dùng nó làm nên nhiều loại thuốc. Quế Tây thường có lá trơn, hình tròn bầu dục, vị không the bằng nhưng rất dậy hương và thường được dùng ăn sống hoặc gia vào làm gia vị cho các món mì Ý (pasta), salad, thịt nướng, pizza. Quế Tây đặc biệt thích hợp làm các loại xốt cà chua, xốt pho mát, sốt pesto, xúp cà chua, xúp pho mát, salad cà chua phomat. Một số món ăn đặc trưng trong ẩm thực Ý tượng hình quốc kỳ Italia với ba màu đỏ, xanh lá, và trắng (như pizza, salad), trong đó màu xanh tạo thành từ màu của lá basil, màu đỏ của cà chua và màu trắng của phomai mozzarella.

Húng quế ở Việt Nam thuộc loài húng phổ biến vùng Đông Nam Á (nhiều người cho rằng cây có gốc xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ, thường được châu Âu biết đến với tên gọi húng Thái (Thai basil), và ở Việt Nam có các tên còn gọi là rau quế, é quế, húng giổi, húng dổi, húng chó hay húng lợn. Húng quế Việt Nam có mùi dịu nhẹ hơn húng quế ở châu Âu, thoảng hương vị quế. Lá và ngọn non húng quế được sử dụng như một loại rau thơm ăn kèm trong các món như lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, bún chả, bún bò Huế, phở (miền Nam). 

Công dụng

Tốt cho hệ tiêu hóa: Tinh dầu của húng quế có tác dụng kích thích tiêu hóa. Cho húng quế vào món ăn hàng ngày có tác dụng tiêu hóa tốt. Rau húng quế rất phù hợp trong trị chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi. Rau quế có tác dụng giảm bớt lượng gas trong dạ dày và ruột vì thế rất tốt cho hệ tiêu hóa. Húng quế còn là một nguồn cung cấp sắt, canxi, kali, vitamin C và K. Nó cũng là một nguồn chất xơ rất có lợi trong chế độ ăn uống.

Kháng khuẩn: Húng quế còn là một nguồn cung cấp sắt, canxi, kali, vitamin C và K. Nó cũng là một nguồn chất xơ rất có lợi trong chế độ ăn uống.

Tăng cường hệ miễn dịch: Hỗn hợp mật ong và quế rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổI thọ.

Ngăn ngừa lão hóa: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu húng quế có chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ngăn ngừa lão hóa sớm, thậm chí còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư.

Lợi sữa: Rau quế giúp tăng tiết lượng sữa mẹ nên rất hữu ích với những bà mẹ ít sữa.

Giảm cholesterol: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa rau quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Rau quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu).

Giảm đường trong máu: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát.

Tốt cho tim mạch: Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp.

Tốt cho hệ hô hấp: Tinh dầu húng quế cũng thường được sử dụng trong việc điều trị cảm lạnh, cúm, ho gà, hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang.

Ngăn ngừa ung thư: Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu. Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Ngừa sâu răng: Rau quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi. Bạn chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.

Trị mụn trứng cá: Sử dụng tinh dầu húng quế còn rất hiệu quả trong điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá và bệnh vẩy nến. Tinh dầu húng quế còn được sử dụng như là một liệu pháp dưỡng da và dưỡng ẩm tóc.

Giảm đau đầu, chống trầm cảm: Tinh dầu húng quế cũng được sử dụng như là một liệu pháp có thể làm nguôi đi và giảm căng thẳng cho bệnh đau nửa đầu và trầm cảm. Nếu sử dụng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng này khá rõ ràng.

Cách chọn

Chọn loại cây cây có lá mượt, thơm, có màu xanh lá cây, tươi và không có đốm đen trên lá.

Tránh loại húng quế bị héo và có nấm mốc.

Bảo quản

Nếu biết bảo quản đúng cách, việc sử dụng húng quế đông lạnh không làm giảm lượng dưỡng chất có trong chúng. Đầu tiên, bạn ngắt từng lá húng quế ra khỏi thân cây, rửa sạch rồi nhúng vào nước sôi khoảng 2 giây. Lưu ý loại bỏ những chiếc lá có dấu hiệu dập nát. Cho toàn bộ số rau đã ngâm qua nước sôi vào chậu nước đá. Sau khoảng vài phút, tiến hành vớt lá ra, đợi ráo nước rồi đưa vào hộp nhựa, bọc kín hộp nhựa bằng giấy khô hoặc giấy bạc nướng bảo quản trong ngăn đông. Việc làm lạnh rau cho phép bạn giữ húng quế tươi lâu trong thời gian vài tuần đến một tháng.

Có thể bó thành bó nhỏ, đặt trong bát nước và để trong nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Cũng có thể quấn vào một khăn giấy ướt, để trong tủ lạnh sau khi đã bỏ vào một túi bóng nhựa hoặc lưới. Cả hai cách này đều có thể giữ được rau húng quế trong vòng 4 ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Phải rửa sạch trước khi ăn và nấu.

Nên thường xuyên để ý vì húng rất hay bị thâm, héo. Lúc này húng quế sẽ mất mùi và gây bệnh.

Có thể gây ngộ độc: Eugenol là thành phần chính trong rau húng quế. Việc ăn quá nhiều rau húng quế có thể dẫn đến quá liều Eugenol, gây ngộ độc cho cơ thể. Khi dư thừa quá nhiều Eugenol có thể khiến ho, thở gấp và có lẫn máu trong nước tiểu.

Làm loãng máu: Rau húng quế có khả năng làm loãng máu, vì thế húng quế thường được sử dụng làm thành phần của một số dược phẩm chống đông máu. Những đối tượng đang sử dụng thuốc chống loãng máu nên hạn chế ăn rau húng quế do nó tăng cường các tính chất làm loãng máu của thuốc chỉ định và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Gây hạ đường huyết: Hạ đường huyết là triệu chứng bất thường khi nồng độ đường huyết hạ quá thấp. Những người mắc chứng đường huyết cao thường sử dụng húng quế để hạ nồng độ đường huyết xuống mức an toàn. Nhưng bệnh nhân bị tiểu đường hay có tiền sử bị hạ đường huyết, sử dụng rau húng quế sẽ dẫn đến trạng thái lượng đường trong máu hạ quá thấp.

 

Ảnh hưởng đến thai phụ: Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều húng quế có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và con. Nó cũng có thể kích hoạt các phản ứng ở phụ nữ mang thai. Thực phẩm này gây kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến biến chứng trong khi sinh hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt.