Lá mùi tây

Giá trị dinh dưỡng

Mùi tây là các loài thực vật thuộc chi Petroselinum, trong đó được biết đến nhiều nhất là P. crispum (mùi tây thường), P. neapolitanum (mùi tây lá quăn), P. crispum tuberosum (mùi tây lấy củ). Chúng là các loài cây thân thảo sống hai năm có lá màu lục sáng, sử dụng rất phổ biến trong ẩm thực của khu vực Trung Đông, châu Âu và Bắc Mỹ. Thành phần sử dụng chủ yếu là lá của nó, giống như mùi tàu (Coriandrum sativum), mặc dù loài này có mùi vị nhẹ hơn.

Có hai loài mùi tây được sử dụng như là cây thuốc: loài lá quăn và loài lá phẳng Italy. Mùi tây lá quăn cũng hay được dùng làm rau trang trí trong món ăn. Nhiều người cho rằng loài rau mùi lá phẳng có mùi vị mạnh hơn, và ý kiến này phù hợp với phân tích hóa học trong đó người ta thấy hàm lượng các tinh dầu trong giống lá phẳng là cao hơn. Một trong các hợp chất chứa trong tinh dầu là apiol. Một loài khác được trồng để làm một dạng rau ăn củ.

Rau mùi tây bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Lepidoptera phá hại, bao gồm Amphipyra tragopoginis và Discestra trifolii.

Công dụng

Xem thêm tại Mùi tây