Nấm sò

Giá trị dinh dưỡng

Nấm sò hay còn được gọi là nấm bào ngư (danh pháp hai phần: Pleurotus ostreatus) là một loài nấm ăn được thuộc họ Pleurotaceae. Nó được trồng lần đầu ở Đức để ăn trong thế chiến 1 nhưng mãi cho đến năm 1970, nấm bào ngư mới được nuôi trồng đại trà khắp thế giới, tuy nhiên việc trồng được ghi chép trong tài liệu đầu tiên là bởi Kaufert.

Loài nấm này mọc trên các thân cây khô hoặc suy yếu, thành những tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang. Nó liên quan đến loài nấm trồng "vua nấm sò". Nấm sò được xem là một nấm dược liệu do nó có chứa các statin như lovastatin có tác dụng giảm cholesterol. Ngoài ra, cũng đang có một số đề tài nghiên cứu về khả năng chống ung thư của nấm bào ngư do sự hiện diện của lovastatin trong tai nấm, tập trung ở phiến nấm và đặc biệt ở bào tử nấm.

Nấm sò là một trong những thường tìm nấm hoang dã, mặc dù nó cũng có thể được trồng trên rơm rạ và các loại vật liệu khác. Nó thường có hương thơm của hồi do sự hiện diện của benzaldehyde là loại nấm có gíá trị dinh dưỡng rất cao. Nấm sò có vị ngọt, tính ấm, Protin của nấm sò có phẩm chất cao, có thể so sánh với thịt động vật.  

Nấm sò có thể trồng quanh năm, tùy theo điều kiện nhiệt độ của từng vùng và từng nhóm giống mà ta có thể thực hiện. Nhiệt độ thích hợp với nấm sò là:

– Nhóm giống nhiệt độ chịu lạnh từ 13 – 20oC.

– Nhóm giống chịu nhiệt độ cao từ 24 – 28oC.

Nhưng thời vụ thuận lợi nhất từ tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Công dụng

Giá trị về mặt y học: Nấm sò được xem là một loại nấm dược liệu do nó có chứa các statin như lovastatin .
 

Trong nấm sò tươi có chứa: protit 4%, gluxit 3,4%, vitamin C, vitamin PP, các acid béo không no…

Nấm sò ở dạng sinh khối khô hàm lượng protein chiếm tới 33 đến 43%,

Nấm sò có tác dụng rất tốt với một số bệnh sau:

– Có tác dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp.

– Chống béo phì, chữa bệnh đường ruột.

– Làm giảm cholesterol trong máu.

– Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Các chất dinh dưỡng và vi chất trong nấm có lợi cho sức khỏe con người dễ dàng chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể, đây là giải pháp rất tốt dành cho các bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh gút, mỡ máu cao và những người thích ăn chay.

– Phòng ngừa bệnh ung thư.

Giá trị về mặt dinh dưỡng

Nấm sò có rất nhiều giá trị dinh dưỡng, nó chứa nhiều protein, vitamin và các acid amin có nguồn gốc thực vật, cơ thể dễ hấp thụ. Đặc biệt với hàm lượng protein cao, Nấm sò hoàn toàn có thể bổ sung thêm lượng đạm thay thế các món ăn từ thịt, cá có nguồn gốc từ động vật dễ gây béo phì.

Món ăn ngon từ nấm sò: 

Đối với người bị suy nhược cơ thể, các món ăn chế biến từ nấm sò giúp phục hồi sinh lực nhanh chóng. Việc chế biến các món ăn từ nấm sò cũng không mất nhiều thời gian mà vẫn rất ngon miệng vừa bổ dưỡng, vừa có tác dụng trị bệnh.

Một số món ăn chế biến từ nấm sò rất ngon như: nấm sò xào với thịt bò, tôm, nấm sò xào tim heo, canh nấm sò, nấm sò xào mè, nẩu nấm sò. Nhưng ngon nhất và lạ miệng là nấm sò xào tim heo.

Cách làm:

Chọn nấm sò còn tươi, không bị dập nát, loại bỏ phần gốc, tách nhỏ thành từng miếng rửa với nước muối pha loãng sau đó vớt ra để ráo nước.

Tim heo rửa sạch, thái nhỏ rồi ướp gia vị gồm muối, mì chính, hành, tiêu, tỏi khoảng mười phút. Phi thơm dầu sau đó cho thịt vào xào chín. Tiếp tục cho nấm vào xào chung với thịt khoảng hai phút sau đó cho thêm một ít tiêu bột vào và tắt bếp.


Cách chọn

Đối với nấm tươi: Màu sắc phải tươi, không bị dập nát, mùi thơm tự nhiên. Không mua nấm mà chóp có nếp nhăn hay thâm đen. Mua loại nấm có lớp tơ mỏng bọc trên chóp nấm. Nấm tuơi sờ vào thấy hơi xốp, nấm bảo quản khi sờ vào mềm và ướt tay. Tai nấm không bị rách, cả cụm mọc đều, chọn nấm vừa phải, không quá to, không quá nhỏ ăn sẽ ngon hơn. Thân nấm bự, tai nấm chưa bung to.

Cuống nấm chắc chắn, màu sắc đồng đều. Nếu nấm đã nở thành lá thì các tia phải đều, đẹp, và khô ráo.

Nếu cắt đầu nấm có dịch trắng chảy ra cẩn thận nấm có độ tố.

Đối với nấm khô: Chọn loại chắc, không đứt gãy, không có vết mốc màu trắng.

Bảo quản

Sau khi thu hoạch hạn chế làm nấm bị xây xát hay giập vì những chỗ bị giập hay xây sát rất dễ bị vi khuẩn tấn công làm nấm nhanh bị hư hỏng. Để đưa nấm đến tay người tiêu dùng thì cần một thời gian bảo quản nấm bào ngư thích hợp.

– Đối với nấm tươi: giữ được thời gian ngắn bằng cách làm chậm sự phát triển, giảm cường độ hô hấp, chống thoát nước và bảo quản ở nhiệt độ thấp (ở 10 – 15oC có thể giữ 4 – 5 ngày).

– Đối với nấm khô: làm khô đến mức tối đa (còn 10 – 12%) bằng cách phơi, sấy. Sau đó bảo quản trong túi kín để tránh hút ẩm trở lại.

– Đối với dạng sơ chế: nấm muối (nồng độ muối 20 – 22%) thời gian nấm được bảo quản vài tháng; nấm đóng hộp qua chế biến gần như thành phẩm và được đưa vào bao bì đóng hộp kín lại.

Lưu ý khi sử dụng

Chế biến sai cách sẽ khiến giá trị dinh dưỡng của nấm bị giảm sút, hơn nữa nó còn khiến chúng biến thành chất độc không ngờ gây hại, thậm chí là ảnh hưởng lớn tới tính mạng mà bạn không hề hay biết.

Rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến: Thông thường nấm chỉ mọc được trong môi trường sạch. Do đó, nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những dưỡng chất của nấm. Hơn nữa nấm sẽ hút rất nhiều nước và khi ngấm nước vào thì nó sẽ trở nên rất nhạt nhẽo sau khi nấu chín.

Bạn chỉ nên rội qua nước, thậm chí là không cần rửa nếu cơ sở bạn mua nấm là đảm bảo. Bạn chỉ cần cắt chân nấm, lau sạch bằng khăn ẩm hay bàn chải sạch để nấm giữ được mùi, vị tốt nhất.

Nấu nấm dưới nhiệt độ thấp: Khi nấu ở nhiệt độ thấp nấu sẽ ra nhiều nước khiến món ăn bị mất mùi, vị, màu sắc và thẩm mỹ của món ăn cũng không còn nữa. Do đó, xào nấu nấm nên nấu dưới ngọn lửa lớn sẽ ngon hơn rất nhiều.

Nấu nấm bằng nồi nhôm: Hoạt chất của nấm tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen. Do đó, bạn không nền dùng vật dụng bằng nhôm để xào nấu nấm.

Cho quá nhiều dầu ăn: Thực chất nấm rất dễ hút chất lỏng và nước, nếu bạn có chon nhiều dầu ăn vào  để xào cũng không phát hiện ra điều đó. Tuy nhiên, hậu quả của việc cho nhiều dầu ăn vào nấm là khiến chúng làm cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng của nấm vào cơ thể của chúng ta. Gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí có thể khiên bạn mắc chứng trào ngược dạ dày.

Cần nấu chín hoàn toàn: Cần đun sôi nấm trong khoảng từ 5-10 phút để đảm bảo nấm đã chín hoàn toàn để đảm bảo vệ sinh và không gây hại cho cơ thể bạn nếu các chất trong nấm chưa được chín kỹ hay các vi khuẩn chưa được diệt gọn sẽ gây hại cho sức khỏe.

Một lưu ý nữa là nấm mang tính bổ âm, kiêng không nên uống đồ lạnh như trà đá, café đá, hay các thức uống mang tính mát, hạ nhiệt,..sẽ làm bạn bị đau bụng.

Bỏ nước ngâm nấm khô: Khi chế biến nấm khô, ta thường phải ngâm nấm đẻ chúng nở ra và tất nhiền chúng ta nghĩ rằng nước ngâm nấm khá bẩn và sẽ đổ đi. Tuy nhiên, đó là cách làm tai hại khiến bạn vứt bỏ khá nhiều chất dinh dưỡng của nấm mà chỉ còn ăn lại các “xác” của nó mà thôi.

Nước ngâm nấm chứa đầy dung dịch được tiết ra từ nấm, đồng nghĩa với việc các chất dinh dưỡng đã theo nước ra khỏi nấm.

Do đó, không nên bỏ nước ngâm nấm khô đi mà nên lăng lại, chắt cặn đi và cho nước ngâm nấm vào nồi canh,  hầm mùi vị sẽ ngon và thơm hơn.